Danh mục

Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời 'mở cửa'

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.25 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Họa sỹ Bùi Xuân Phái là cái tên được trả lời không một chút ngần ngừ với hầu như tất cả các họa sỹ, những người yêu tranh Việt Nam khi được hỏi về những họa sỹ mà họ yêu mến. Tên của ông được nhắc đến trong nhóm bốn danh họa đương đại Việt Nam mà giới yêu tranh thường truyền tụng: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, với Bùi Xuân Phái như một biểu tượng của Hà Nội. Phái yêu Hà Nội, Hà Nội và người Hà Nội yêu Phái, chẳng có một ai yêu Hà Nội mà không mang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa” Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa”Họa sỹ Bùi Xuân Phái là cái tên được trả lời không một chút ngần ngừvới hầu như tất cả các họa sỹ, những người yêu tranh Việt Nam khiđược hỏi về những họa sỹ mà họ yêu mến.Tên của ông được nhắc đến trong nhóm bốn danh họa đương đại ViệtNam mà giới yêu tranh thường truyền tụng: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái,với Bùi Xuân Phái như một biểu tượng của Hà Nội. Phái yêu Hà Nội,Hà Nội và người Hà Nội yêu Phái, chẳng có một ai yêu Hà Nội màkhông mang trong tâm tưởng, gần như một nỗi ám ảnh của hình ảnhnhững phố cũ Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái. Người Hà Nội yêucái sức mạnh thuyết phục của sự im ắng đến kì lạ, sự ngây thơ đến nínchịu, đầy vẻ phong trần của những phố nhỏ bình dị không một chút phôtrương xa xỉ.Tranh của Bùi Xuân Phái cũng giống như cuộc đời của ông vậy – ôngcùng nó lặng lẽ ẩn náu sau đền miếu, vài ô cửa ván màu nâu của nhữngtên phố thân quen: Hàng Mắm, Hàng Bồ, ngõ Phất Lộc, Đồng Xuân,đình Yên Thái, đình Hàng Than… nhấp nhô ngói thẫm đổ bóng xuốngtấm biển chỉ đường, vài cô áo đỏ lặng lẽ, kín đáo bước đi như muốnnép mình vào ngõ nhỏ.Sinh năm 1920 và mất 1988, với hơn 40 năm sống với hội họa nhưsống với chính hơi thở của mình, ông đã để lại cho những, người yêuông hàng ngàn bức tranh. Ông đã hào phóng tặng rất nhiều trong sốnhững bức tranh cho những ai yêu Hà Nội, yêu tranh ông mà chẳngmàng đến chút tiền bạc. Đối với ông, tìm được nguồn dãi bầy tình cảmlà niềm đam mê duy nhất mà hội họa là cứu cánh, ông đã được toạinguyện vì tìm được những người bạn tri kỷ, tri âm.Bạn bè xem Bùi Xuân Phái vẽ. Người ngồi cạnh hút thuốc là họa sĩNguyễn Sáng. Người đứng ngoài cùng bên trái là họa sĩ Lưu CôngNhân.Người Hà Nội chia sẻ tình yêu của Phái với Hà Nội theo cách riêng củamình, không ồn ào, đầy ý nhị, nó giản dị nhận Phái như một phần rất tựnhiên trong cái đời sống văn hóa sâu lắng nhất, cùng với “phố củaPhái” (Thái Bá Vân, 1986) là nơi tất cả những ai nhớ về Hà Nội vớimột tiếng rao đêm, cây bàng cuối đông đứng đầu ngõ run rẩy đang đợiđâm chồi, mùi hoa sữa da diết lan trên ngói xám.Người Hà Nội yêuPhái như một điều hiển nhiên của định mệnh mà chẳng cần nhiều lờibăn khoăn về nó. Có lẽ mọi việc vẫn tiếp diễn như thế nếu không có sựra đi của ông và việc cái thành phố cũ kỹ và nhỏ bé này chợt bừng tỉnhbởi những luồng gió mới. Người ta bắt đầu nói nhiều hơn đến ông vớinhững câu chuyện đang được xây dựng như những huyền thoại về mộtanh hùng theo một “hương vị” mới.Tranh của Bùi Xuân Phái mặc dù đã được người trong nước biết đến rấtlâu trước đó nhưng chỉ bắt đầu được bán chạy vào khoảng những năm90 và ngày càng trở thành đối tượng săn lùng của các nhà sưu tập vàcác nhà buôn nghệ thuật. Với chính sách “ đổi mới”, “mở cửa” là cơhội để rất nhiều người phương Tây vào Việt Nam. Khách hàng củanghệ thuật Việt Nam hầu như chỉ gói gọn trong đám người nước ngoàivà họ cũng là những người đầu tiên tạo nên ở đất nước này một thịtrường tranh.Vậy những người phương Tây thấy gì ở tranh của Bùi Xuân Phái?Chèo - tranh Bùi Xuân PháiVấn đề này bắt nguồn từ những quan tâm mà ở đó người phương Tâynhìn thấy nghệ thuật Việt Nam bắt nguồn ở chỗ trông nó có vẻ “ kỳ lạ”và “thuần khiết”. Họ cho rằng hội họa Việt Nam gần gũi với dân gianhơn, mang cái vẻ là lạ, cũ kỹ, châu Á hơn và ít trừu tượng hơn hội họađương đại ở châu Âu (Nora Taylor, 1998).Sự thích thú tranh của ông cũng phản ánh phần nào sự tiếc nuối một HàNội “cổ xưa” như là một biểu tượng đang bị thu hẹp dần trước sự “pháttriển” lấn át của văn hóa mang màu sắc phương Tây. Họ, những ngườiphương Tây đến Hà Nội thường tỏ ra xót xa chỉ ra những thay đổi củathành phố này so với thời trong tranh Phái vẽ, cứ như họ là những nhânchứng cho sự thay đổi này chứ không hề góp phần vào chúng.(Benjamin. Chifford 1986).Một lý do nữa kích thích mối quan tâm này là sự hoài nhớ“ Hà Nội cổ”khi coi nó là một hình ảnh tưởng tượng về Đông Dương được tạo ra từthời thực dân (Norindr. 1996). Cái mốt văn hóa Đông Dương trong vănhóa đại chúng Pháp được Parivong Norindr giải thích đó là một cách đểnước Pháp tìm lại vai trò thực dân của mình, nhưng lại cố khơi gợi lạinhững hình ảnh quyến rũ đầy lãng mạn để mà che đi cái quá khứ xấu xacủa các “ông chủ” thời thuộc địa.Còn người Việt Nam thì sao?Hơn ai hết họ tự hiểu tất cả những gì mà số phận đau đớn mang lại quanhững cuộc chiến dài, và họ cố xử trí nó bằng cách chấp nhận, thíchứng tất cả các vết thương tâm lý để mà bước vào tương lai.Cũng lần đầu tiên các họa sỹ Việt Nam biết đến giá trị của họa sỹ vớithị trường. Họ sửng sốt trước sự cuồng nhiệt săn lùng, say mê ngưỡngmộ của những người phương Tây đối với tranh của Phái. Họ nhận thấyrằng cái cách ngưỡng mộ một bậc thầy như cách mà họ vẫn ngưỡng mộPhái trước kia có vẻ quá tinh tế và tế nhị theo truyền thống phươngĐông, và dường như không hợp thời trước phong cách bày tỏ cuồngnhiệt ...

Tài liệu được xem nhiều: