Bước đầu đánh giá hiện trạng vi khuẩn kháng sinh trong mẫu nước mặt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 407.80 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tổng cộng có 12 mẫu nước mặt nằm dọc theo hệ thống sông rạch thuộc địa bàn TP. HCM được lấy để phân tích, đánh giá vi khuẩn kháng kháng sinh được phân bố tại những vùng chịu tác động bởi các hoạt động khác nhau của con người như công nghiệp, nông nghiệp, sinh sống và những khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá hiện trạng vi khuẩn kháng sinh trong mẫu nước mặt trên địa bàn Tp. Hồ Chí MinhKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000214 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG SINH TRONG MẪU NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thông1,2, Lê Thái Hoàng1*, Phạm Thị Phương Thùy3, Nguyễn Đức Hoàng2 1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 3 Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM * Email: lthoang@hcmiu.edu.vnTÓM TẮT Tổng cộng có 12 mẫu nước mặt nằm dọc theo hệ thống sông rạch thuộc địa bàn TP. HCMđược lấy để phân tích, đánh giá vi khuẩn kháng kháng sinh được phân bố tại những vùng chịu tácđộng bởi các hoạt động khác nhau của con người như công nghiệp, nông nghiệp, sinh sống vànhững khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động của con người. Vi khuẩn kháng kháng sinh đượcphân tích định lượng bằng phương pháp đỗ đĩa với môi trường R2A agar được bổ sung các khángsinh mục tiêu gồm Amikacin, Amoxicillin, Ciprofloxacin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim, vàCefixime với nồng độ theo hướng dẫn của CLSI. Kết quả cho thấy những điểm chịu tác động cộnggộp của nước thải công nghiệp và sinh hoạt có mật độ vi khuẩn kháng kháng sinh các loại cao nhất,xếp theo sau là khu vực chịu ảnh hưởng nặng bởi nước thải sinh hoạt (khu vực nội thị) và sau cùngvùng có hoạt động nông nghiệp chủ đạo và vùng ít chịu tác động của con người. Từ khóa: Vi khuẩn kháng kháng sinh, gen kháng kháng sinh, khánh sinh, nước mặt.1. GIỚI THIỆU Hiện nay thuốc kháng sinh được sử dụng rộng khắp và việc điều trị nhiễm khuẩn bằng khángsinh là hiển nhiên. Tổng lượng kháng sinh tiêu thụ cho người thống kê trong năm 2010 vào khoảng70 tỷ đơn vị chuẩn (Standard unit SU), tăng 30% so với năm 2000, Penicillin và Cephalosporinchiếm 60%, đây là 2 loại kháng sinh dẫn đầu trong việc điều trị căn bản cho các căn bệnh nhiễmkhuẩn thông thường trên toàn thế giới (Van Boeckel et al., 2014). Lượng kháng sinh sử dụng trongcho vật nuôi còn lớn hơn so với lượng sử dụng trong y tế, với mức ước tính trong năm 2010 là63200 tấn chiếm 2/3 lượng kháng sinh sản xuất trên toàn cầu (100.000 tấn). Ước tính đến 2030,mức tiêu thu này sẽ vào khoảng 105.600 tấn (Van Boeckel et al., 2014). Trong số kháng sinh bán ra, có từ 20 đến 50% được sử dụng không phù hợp (Čižman, 2003).Có khoảng 80% của tất cả các loại kháng sinh được sử dụng bên ngoài bệnh viện (Kotwani, A. andHolloway, 2011). Ở Việt Nam, tự ý mua và sử dụng kháng sinh là một hình thức phổ biến; có đến88 đến 91% doanh số bán kháng sinh từ các nhà thuốc không có đơn thuốc (Nga et al., 2014). Tìnhtrạng sử dụng kháng sinh không phù hợp và thiếu kiểm soát có thể dẫn đến sự ô nhiễm kháng sinhtrong môi trường, gây ra áp lực chọn lọc ngày càng cao, giúp cho các chủng vi khuẩn có tính khángthuốc phát triển chiếm ưu thế và phát tán rộng hơn trong môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng vàthải bỏ thiếu kiểm soát các chất diệt khuẩn và sự ô nhiễm các kim loại nặng trong môi trường cũnglà những tác nhân làm phát sinh và/hoặc làm tăng cường tính kháng trong quần xã vi sinh vật trongmôi trường do kháng kim loại và kháng kháng sinh có thể chia sẻ với nhau một số cấu trúc và cơchế kháng (Baker-Austin et al., 2006). Các nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới cho thấy có nhiều loại vi khuẩn kháng kháng sinh tồntại trong hầu hết các loại mẫu nước (từ nước thải đến nước máy). Ở Việt Nam nói chung và khu vựcTP.HCM nói riêng chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng vi khuẩn kháng kháng sinh trong mẫunước mặt. Báo cáo này là một trong những nỗ lực đầu tiên đánh giá bước đầu hiện trạng vi khuẩnkháng kháng sinh trong môi trường nước mặt tại TP.HCM và phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ các 597Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”hoạt động của con người lên sự hình thành và phát tán vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường.Đối tượng được khảo sát là mẫu nước mặt dọc theo hệ thống sông kênh thuộc khu vực đô thị, cáckhu công nghiêp, các khu nông nghiệp và những khu vực ít chịu tác động của con người thuộc địabàn TP. HCM.2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Khảo sát thực địa và thực hiện lấy mẫu nước chịu tác động bởi các hoạt động của conngười 2.1.1. Bố trí các điểm lấy mẫu Tổng cộng có 12 điểm lấy mẫu nước mặt được bố trí dọc theo hệ thống sông rạch thuộc địabàn TP. HCM trong đó có 3 điểm thuộc khu vực nội thành (SH1: nằm cuối kênh Nhiêu Lọc-ThịNghè, SH2: gần điểm giao giữa cách kênh: kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ và rạch Bến Nghé, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá hiện trạng vi khuẩn kháng sinh trong mẫu nước mặt trên địa bàn Tp. Hồ Chí MinhKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000214 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG SINH TRONG MẪU NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thông1,2, Lê Thái Hoàng1*, Phạm Thị Phương Thùy3, Nguyễn Đức Hoàng2 1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 3 Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM * Email: lthoang@hcmiu.edu.vnTÓM TẮT Tổng cộng có 12 mẫu nước mặt nằm dọc theo hệ thống sông rạch thuộc địa bàn TP. HCMđược lấy để phân tích, đánh giá vi khuẩn kháng kháng sinh được phân bố tại những vùng chịu tácđộng bởi các hoạt động khác nhau của con người như công nghiệp, nông nghiệp, sinh sống vànhững khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động của con người. Vi khuẩn kháng kháng sinh đượcphân tích định lượng bằng phương pháp đỗ đĩa với môi trường R2A agar được bổ sung các khángsinh mục tiêu gồm Amikacin, Amoxicillin, Ciprofloxacin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim, vàCefixime với nồng độ theo hướng dẫn của CLSI. Kết quả cho thấy những điểm chịu tác động cộnggộp của nước thải công nghiệp và sinh hoạt có mật độ vi khuẩn kháng kháng sinh các loại cao nhất,xếp theo sau là khu vực chịu ảnh hưởng nặng bởi nước thải sinh hoạt (khu vực nội thị) và sau cùngvùng có hoạt động nông nghiệp chủ đạo và vùng ít chịu tác động của con người. Từ khóa: Vi khuẩn kháng kháng sinh, gen kháng kháng sinh, khánh sinh, nước mặt.1. GIỚI THIỆU Hiện nay thuốc kháng sinh được sử dụng rộng khắp và việc điều trị nhiễm khuẩn bằng khángsinh là hiển nhiên. Tổng lượng kháng sinh tiêu thụ cho người thống kê trong năm 2010 vào khoảng70 tỷ đơn vị chuẩn (Standard unit SU), tăng 30% so với năm 2000, Penicillin và Cephalosporinchiếm 60%, đây là 2 loại kháng sinh dẫn đầu trong việc điều trị căn bản cho các căn bệnh nhiễmkhuẩn thông thường trên toàn thế giới (Van Boeckel et al., 2014). Lượng kháng sinh sử dụng trongcho vật nuôi còn lớn hơn so với lượng sử dụng trong y tế, với mức ước tính trong năm 2010 là63200 tấn chiếm 2/3 lượng kháng sinh sản xuất trên toàn cầu (100.000 tấn). Ước tính đến 2030,mức tiêu thu này sẽ vào khoảng 105.600 tấn (Van Boeckel et al., 2014). Trong số kháng sinh bán ra, có từ 20 đến 50% được sử dụng không phù hợp (Čižman, 2003).Có khoảng 80% của tất cả các loại kháng sinh được sử dụng bên ngoài bệnh viện (Kotwani, A. andHolloway, 2011). Ở Việt Nam, tự ý mua và sử dụng kháng sinh là một hình thức phổ biến; có đến88 đến 91% doanh số bán kháng sinh từ các nhà thuốc không có đơn thuốc (Nga et al., 2014). Tìnhtrạng sử dụng kháng sinh không phù hợp và thiếu kiểm soát có thể dẫn đến sự ô nhiễm kháng sinhtrong môi trường, gây ra áp lực chọn lọc ngày càng cao, giúp cho các chủng vi khuẩn có tính khángthuốc phát triển chiếm ưu thế và phát tán rộng hơn trong môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng vàthải bỏ thiếu kiểm soát các chất diệt khuẩn và sự ô nhiễm các kim loại nặng trong môi trường cũnglà những tác nhân làm phát sinh và/hoặc làm tăng cường tính kháng trong quần xã vi sinh vật trongmôi trường do kháng kim loại và kháng kháng sinh có thể chia sẻ với nhau một số cấu trúc và cơchế kháng (Baker-Austin et al., 2006). Các nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới cho thấy có nhiều loại vi khuẩn kháng kháng sinh tồntại trong hầu hết các loại mẫu nước (từ nước thải đến nước máy). Ở Việt Nam nói chung và khu vựcTP.HCM nói riêng chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng vi khuẩn kháng kháng sinh trong mẫunước mặt. Báo cáo này là một trong những nỗ lực đầu tiên đánh giá bước đầu hiện trạng vi khuẩnkháng kháng sinh trong môi trường nước mặt tại TP.HCM và phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ các 597Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”hoạt động của con người lên sự hình thành và phát tán vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường.Đối tượng được khảo sát là mẫu nước mặt dọc theo hệ thống sông kênh thuộc khu vực đô thị, cáckhu công nghiêp, các khu nông nghiệp và những khu vực ít chịu tác động của con người thuộc địabàn TP. HCM.2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Khảo sát thực địa và thực hiện lấy mẫu nước chịu tác động bởi các hoạt động của conngười 2.1.1. Bố trí các điểm lấy mẫu Tổng cộng có 12 điểm lấy mẫu nước mặt được bố trí dọc theo hệ thống sông rạch thuộc địabàn TP. HCM trong đó có 3 điểm thuộc khu vực nội thành (SH1: nằm cuối kênh Nhiêu Lọc-ThịNghè, SH2: gần điểm giao giữa cách kênh: kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ và rạch Bến Nghé, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Vi khuẩn kháng kháng sinh Gen kháng kháng sinh Vi khuẩn dị dưỡng Nhóm vi khuẩn kháng hỗn hợp AMCGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 38 0 0
-
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 33 0 0 -
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 32 0 0 -
5 trang 24 0 0
-
Xác định chênh lệch độ cao chính thông qua truyền tần số bằng sợi cáp quang
4 trang 20 0 0 -
11 trang 19 0 0
-
Kháng sinh -Dùng sao cho đúng?
7 trang 19 0 0 -
16 trang 16 0 0
-
Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất
12 trang 16 0 0 -
Môi trường trầm tích tập miocene khu vực Đông Bắc bể Malay - Thổ Chu
5 trang 16 0 0