Danh mục

Bước đầu đánh giá hiệu quả của phối hợp gây tê xương cùng bằng bupivacaine và morphine sulphate với gây mê trên phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của gây tê khoang xương cùng bằng bupivacaine và morphine sulphate phối hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá hiệu quả của phối hợp gây tê xương cùng bằng bupivacaine và morphine sulphate với gây mê trên phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP GÂY TÊ XƯƠNG CÙNG BẰNG BUPIVACAINE VÀ MORPHINE SULPHATE VỚI GÂY MÊ TRÊN PHẪU THUẬT TIM HỞ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Hà Văn Lượng* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi đã hồi cứu hồ sơ bệnh án của 86 bệnh nhi được phẫu thuật tim hở có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 3/2010 đến tháng 1/2011 và được gây tê xương cùng. Hiệu quả giảm đau trong phẫu thuật, sau phẫu thuật, thời gian rút nội khí quản, các tác dụng phụ, các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật do gây tê là các yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê xương cùng. Kết quả: Trong 86 bệnh nhi trên có: 47 bệnh nhân thông liên thất (VSD), 16 bệnh nhân tứ chứng Fallot (TOF), 11 bệnh nhân thông liên nhĩ (ASD), 2 bệnh nhân bất thường tĩnh mạch phổi về tim (TAPVR), 1 bệnh nhân U thất phải, 1 bệnh nhân thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ (VSD + CoA), 1 bệnh nhân thất phải hai đường ra kèm thông liên thất (DORV + VSD), 2 bệnh nhân tim 3 buồng nhĩ (Cor Triatriatum), 5 bệnh nhân thông liên thất kèm thông liên nhĩ. Tỉ lệ Nam/ Nữ: 41/45. Tuổi trung bình 30.61 tháng (3-168 tháng). Cân nặng trung bình 9,82kg (3,6 - 32kg). Chiều cao trung bình 81.54 cm (39-155cm). 82,56% bệnh nhân không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau trong phẫu thuật, chỉ có 17,44% bệnh nhân dùng thêm 1 lần giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da hoặc cưa xương ức. Thời gian rút nội khí quản trung bình 6,61 giờ (0,5 - 24 giờ). Thời gian giảm đau kéo dài sau gây tê trung bình 14,72 giờ. Không có trường hợp nào giảm huyết áp sau gây tê. Có 7 trường hợp ói sau mổ. Ngoài ra chưa có biến chứng hay tác dụng phụ khác. Kết luận: Số liệu của chúng tôi cho thấy gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê bước đầu có hiệu quả trong phẫu thuật tim hở ở trẻ. Từ khóa: Gây tê xương cùng, thuốc Morphine sulphate không có chất bảo quản, thuốc Bupivacaine. ABSTRACT INITIAL EVALUATION THE EFFECT OF CAUDAL ANESTHESIA BY USING MORPHINE SULPHATE AND BUPIVACAINE COMBINED WITH GENERAL ANESTHESIA FOR CHILDREN UNDERGOING OPEN HEART SURGERY AT CHILDREN’S HOSPITAL I Ha Van Luong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 148 - 153 Objectives: We performed this study to evaluate the effects of combination of caudal anesthesia by using Morphine sulphate and Bupivacaine with general anesthesia for children undergoing open heart surgery at Children’s Hospital 1. Methods: we have retrospected 86 the medical records of 86 children undergoing open heart surgery, that were received caudal anesthesia, at Children’s hospital 1, from March 2010 to January 2011. The efficiency of intraoperative and postoperative Analgesia, extubation time, Side effects, accidents, complications were the factors being used for evaluating the effectiveness of caudal anesthesia. * Khoa Phẫu Thuật – Gây Mê Hồi Sức, Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: BS Hà Văn Lượng, ĐT: 0913612923, 148 Email: runglanh2002@yahoo.com Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Results: This study included 86 patients: 47 cases of VSD (ventricular septal defect) only, 16 cases of TOF (Tetralogy of Fallot), 11 cases of ASD (Atrial septal defect) only, 3 case of Cor Triatriatum;, 5 cases of VSD (ventricular septal defect) with ASD (Atrial septal defect), 2 cases of TAPVR, 1 cases of DORV with VSD, 1 cases of VSD with CoA, 1 cases of tumor in ventricular. Male/Female = 41/45, the mean age (months) is 30.61 (3168),the mean weight (kg) is 9.82 (3.6-32), the mean height (cm) is 82.60 (39-155). 15 patients (17.44%) were used more sufentanyl at incision or saw sternum, 71 patients (82.56%) weren’t used more sufeltanyl,the mean of extubation time (min) is 6,61 (0.5-24), the mean of analgesia time 14.72, 7 cases were vomiting in postoperative. not hypotention after caudal or accidents, complications, others Side effects intraoperative and postoperative were recorded. Conclusions: Our data show that the combination of caudal anesthesia by using Morphine sulphate and Bupivacaine with general anesthesia was an initial efficiency for children undergoing open heart surgery. Key words: caudal anesthesia. Morphine Sulfate Without Preservatives. Bupivacaine. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Gây tê khoang xương cùng được áp dụng rộng rãi ở trẻ em để giảm đau cho các phẫu thuật từ vùng dưới rốn. Từ tháng 03 năm 2010 cho tới tháng 01năm 2011, tại bệnh viện nhi đồng I, chúng tôi đã thực hiện gây tê khoang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: