Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men lactic
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 983.23 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đánh giá khả năng thu nhận hoạt chất sinh học của lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men bởi chủng Lactobacillus acidophilus ATCC-4356. Dịch chiết thu được từ mỗi phương pháp xử lý được đánh giá về hàm lượng polyphenol tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men lactic Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRÍCH LY CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LAN GẤM (Anoectochilus formosanus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SÓNG, SIÊU ÂM VÀ LÊN MEN LACTIC Nguyễn Thị Thắm1,*, Lâm Bích Ngọc1, Liêu Mỹ Đông1 1Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh * Email: suonghatham@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá khả năng thu nhận hoạt chất sinh học của lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men bởi chủng Lactobacillus acidophilus ATCC-4356. Dịch chiết thu được từ mỗi phương pháp xử lý được đánh giá về hàm lượng polyphenol tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lên men lactic cho hiệu quả thu nhận hàm lượng hoạt chất cao nhất và tăng cường khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 108 CFU/ml trong thời gian 72 giờ lên men cao hơn so với xử lý vi sóng và siêu âm. Kỹ thuật lên men lan gấm thu được hàm lượng polyphenol tổng số 11,762 mg GAE/g mẫu, polysaccharide tổng số 48,914 mg GE/g mẫu và tăng khả năng kháng oxy hóa lên gấp 3 lần so với mẫu đối chứng. Lên men lactic lan gấm giúp tăng cường chất có hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này có thể đề xuất sử dụng lên men lactic A. formosanus trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Từ khóa: Anoectochilus formosanus Hayata, vi sóng, siêu âm, lên men Lactobacillus acidophilus. 1. MỞ ĐẦU Lan gấm Anoectochilus formosanus thuộc chi Anoectochilus của họ lan Orchdoideae, phát triển ở độ cao 1500 m, được tìm thấy ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ở Việt Nam loài này được tìm thấy ở Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng . Theo đông y, từ lâu lan gấm (dạng tươi hoặc khô) được đun sôi với nước điều trị chứng đau ngực, đau bụng, sốt, cao huyết áp, rối loạn chức năng gan, điều trị bên ngoài vết thương rắn cắn. Trong những thập kỷ gần đây, các chất khác nhau được phân lập từ lan gấm chứng minh được rằng lan gấm có khả năng kháng oxy hóa [1], phòng ngừa và điều trị sơ gan [2], giảm suy hô hấp ở thai nhi [3], tăng cường hệ miễn dịch, chống khối u [1], ngăn ngừa chứng loãng xương sau giai đoạn mãn kinh [2] điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch, cao huyết áp. Hiện nay, A. formosanus được chế biến để sản xuất túi trà, tuy nhiên quy trình xử lý có thể phá hủy hoạt tính của một số chất, hiệu quả trích ly các hợp chất có giá trị dược học không cao. 122 Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông Hiện nay có nhiều phương pháp trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật trong đó phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng là một trong những công nghệ tiềm năng trong việc khai thác hợp chất có trong thảo dược nhờ giảm thời gian và nhiệt độ chiết và tăng hàm lượng các chất. Phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng ra đời sau phương pháp siêu âm 35 năm, là phương pháp giúp nâng cao hiệu quả trích ly so với phương pháp truyền thống [4]. Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng siêu âm trong chiết xuất hoa bia, tăng độ tinh khiết của polysaccharide, ứng dụng của vi sóng rút ngắn thời gian trích ly, tăng hàm lượng các chất thu được, ức chế enzyme polyphenoloxidase gây hóa nâu trái cây [5]. Bên cạnh hai phương pháp trên, quá trình lên men cũng được xem xét như một hướng trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học hiệu quả [6]. Kỹ thuật lên men xuất hiện từ rất lâu đời, là một ứng dụng quan trọng trong ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Quá trình lên men gây ra sự phá vỡ hoặc những biến đổi sinh học từ chất nền phức tạp là thành phần thảo dược thành các thành phần tương thích dưới tác động của enzyme, do đó điều chế các đặc tính của sản phẩm hoặc thay đổi hàm lượng hợp chất sinh học [7]. Kỹ thuật lên men cũng cho thấy gia tăng khả năng thu nhận các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm [6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá khả năng trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng và lên men vẫn chưa được công bố đầy đủ. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng ba phương pháp trên thông qua các chỉ tiêu đánh giá hàm lượng polyphenol tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Lan gấm, chủng vi sinh vật và hóa chất Sinh khối lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) in vitro được cung cấp bởi phòng công nghệ tế bào Thực vật, viện Sinh học Nhiệt đới TpHCM, lan gấm đượ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men lactic Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRÍCH LY CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LAN GẤM (Anoectochilus formosanus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SÓNG, SIÊU ÂM VÀ LÊN MEN LACTIC Nguyễn Thị Thắm1,*, Lâm Bích Ngọc1, Liêu Mỹ Đông1 1Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh * Email: suonghatham@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá khả năng thu nhận hoạt chất sinh học của lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men bởi chủng Lactobacillus acidophilus ATCC-4356. Dịch chiết thu được từ mỗi phương pháp xử lý được đánh giá về hàm lượng polyphenol tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lên men lactic cho hiệu quả thu nhận hàm lượng hoạt chất cao nhất và tăng cường khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 108 CFU/ml trong thời gian 72 giờ lên men cao hơn so với xử lý vi sóng và siêu âm. Kỹ thuật lên men lan gấm thu được hàm lượng polyphenol tổng số 11,762 mg GAE/g mẫu, polysaccharide tổng số 48,914 mg GE/g mẫu và tăng khả năng kháng oxy hóa lên gấp 3 lần so với mẫu đối chứng. Lên men lactic lan gấm giúp tăng cường chất có hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này có thể đề xuất sử dụng lên men lactic A. formosanus trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Từ khóa: Anoectochilus formosanus Hayata, vi sóng, siêu âm, lên men Lactobacillus acidophilus. 1. MỞ ĐẦU Lan gấm Anoectochilus formosanus thuộc chi Anoectochilus của họ lan Orchdoideae, phát triển ở độ cao 1500 m, được tìm thấy ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ở Việt Nam loài này được tìm thấy ở Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng . Theo đông y, từ lâu lan gấm (dạng tươi hoặc khô) được đun sôi với nước điều trị chứng đau ngực, đau bụng, sốt, cao huyết áp, rối loạn chức năng gan, điều trị bên ngoài vết thương rắn cắn. Trong những thập kỷ gần đây, các chất khác nhau được phân lập từ lan gấm chứng minh được rằng lan gấm có khả năng kháng oxy hóa [1], phòng ngừa và điều trị sơ gan [2], giảm suy hô hấp ở thai nhi [3], tăng cường hệ miễn dịch, chống khối u [1], ngăn ngừa chứng loãng xương sau giai đoạn mãn kinh [2] điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch, cao huyết áp. Hiện nay, A. formosanus được chế biến để sản xuất túi trà, tuy nhiên quy trình xử lý có thể phá hủy hoạt tính của một số chất, hiệu quả trích ly các hợp chất có giá trị dược học không cao. 122 Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông Hiện nay có nhiều phương pháp trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật trong đó phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng là một trong những công nghệ tiềm năng trong việc khai thác hợp chất có trong thảo dược nhờ giảm thời gian và nhiệt độ chiết và tăng hàm lượng các chất. Phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng ra đời sau phương pháp siêu âm 35 năm, là phương pháp giúp nâng cao hiệu quả trích ly so với phương pháp truyền thống [4]. Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng siêu âm trong chiết xuất hoa bia, tăng độ tinh khiết của polysaccharide, ứng dụng của vi sóng rút ngắn thời gian trích ly, tăng hàm lượng các chất thu được, ức chế enzyme polyphenoloxidase gây hóa nâu trái cây [5]. Bên cạnh hai phương pháp trên, quá trình lên men cũng được xem xét như một hướng trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học hiệu quả [6]. Kỹ thuật lên men xuất hiện từ rất lâu đời, là một ứng dụng quan trọng trong ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Quá trình lên men gây ra sự phá vỡ hoặc những biến đổi sinh học từ chất nền phức tạp là thành phần thảo dược thành các thành phần tương thích dưới tác động của enzyme, do đó điều chế các đặc tính của sản phẩm hoặc thay đổi hàm lượng hợp chất sinh học [7]. Kỹ thuật lên men cũng cho thấy gia tăng khả năng thu nhận các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm [6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá khả năng trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng và lên men vẫn chưa được công bố đầy đủ. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng ba phương pháp trên thông qua các chỉ tiêu đánh giá hàm lượng polyphenol tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Lan gấm, chủng vi sinh vật và hóa chất Sinh khối lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) in vitro được cung cấp bởi phòng công nghệ tế bào Thực vật, viện Sinh học Nhiệt đới TpHCM, lan gấm đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp trích ly Hoạt tính sinh học Phương pháp vi sóng Lên men lactic Hàm lượng hợp chất sinh họcTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học của thủy tinh 46S với độ cứng và độ bền nén
5 trang 80 0 0 -
Tiểu luận Đề tài: Hệ thống phân phối nhũ tương trong thực phẩm chức năng
32 trang 74 1 0 -
Nghiên cứu tổng hợp, thành phần, cấu tạo phức chất của crom với Azo DQ1
7 trang 56 0 0 -
Tổng hợp và nghiên cứu khả năng tạo apatit của khuôn định dạng hydroxyapatit trên nền chitosan
9 trang 55 0 0 -
7 trang 50 0 0
-
Nghiên cứu thủy phân hàu Thái Bình Dương bằng enzymebromelain
3 trang 37 0 0 -
Nghiên cứu thu nhận fucoidan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii
5 trang 36 0 0 -
Quá trình thiết bị truyền khối - Trích ly
15 trang 31 0 0 -
Nghiên cứu và chế tạo keo bạc có cấu trúc Nanô bằng phương pháp vi sóng
5 trang 24 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát hoạt tính sinh học của cây Nhân trần tía
115 trang 23 0 0