Danh mục

BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này là trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) tại Đại học Huế.Có một thực tế đáng buồn là: trong những năm gần đây, một bộ phận sinh viên ở các trường Đại học không còn hăng say, hứng thú khi học các môn học thuộc chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH. Họ học đối phó, học để thi lấy điểm là chủ yếu. Do vậy, kiến thức thu nhận được không đầy đủ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG Mục đích của bài viết này là trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) tại Đại học Huế. Có một thực tế đáng buồn là: trong những năm gần đây, một bộ phận sinh viên ởcác trường Đại học không còn hăng say, hứng thú khi học các môn học thuộc chủ nghĩaMác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH. Họ học đối phó, học để thi lấy điểm là chủyếu. Do vậy, kiến thức thu nhận được không đầy đủ, sâu sắc và đặc biệt đáng lo ngại làkhi đã qua kỳ thi, đạt yêu cầu vì điểm số, bộ phận sinh viên đó gần như không còn nhớvà hiểu được gì nhiều những điều mình đã học. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều. Sự biến động quá to lớn của chủ nghĩaxã hội (CNXH) trên thế giới. Những thách thức trên con đường xây dựng CNXH ởnước ta. Sự thao túng của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) đứng đầu là Mỹ từ sau khi CNXHở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã tác động không tốt đến tình cảm, niềm tin cũng nhưnhận thức của thanh niên, sinh viên....Và đặc biệt, một nguyên nhân khá quan trọng làphương pháp giảng dạy chậm được cải tiến; làm cho hiệu quả học tập môn học này càngthấp. Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổimới một số phương pháp giảng dạy môn CNXHKH ở Đại học Huế. Thứ nhất: Trong quá trình giảng dạy, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảngdạy lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin với lý luận của Đảng ta và nhữngvấn đề lý luận đương đại. Như chúng ta đã biết, CNXHKH là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của chủ nghĩaMác-Lênin. Do đó, việc giảng dạy môn học này; trong từng bài, ở từng phạm trù, nguyênlý, luận điểm cụ thể; đòi hỏi giáo viên phải trình bày để sinh viên nắm được những nội dungcơ bản có tính hệ thống mà lý luận của Mác, Ăngghen, Lênin đã nêu ra. Ví dụ: cần chỉ racho sinh viên thấy được, các nhà kinh điển đã luận giải chặt chẽ như thế nào về sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân, về tính tất yếu của cách mạng XHCN, về sự ra đời tất yếukhách quan của hình thái kinh tế - xã hội CSCN... Có như vậy, sinh viên mới nhận thứcđược CNXH mà ngày nay nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội mà mô hình của nó dựatrên một nền tảng lý luận hoàn toàn có cơ sở khoa học. Nhưng mặt khác, cũng cần chỉ ra cho sinh viên thấy được rằng: do ra đời từ haithế kỷ trước, cho nên đến nay, lý luận kinh điển về CNXHKH không tránh khỏi cónhững điểm không còn hoàn toàn phù hợp. Và trong thực tế, các nhà kinh điển trước100 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004đây cũng chỉ mới phác thảo, khái quát ra những nét chính của Hình thái kinh tế - xã hộiCSCN với hai giai đoạn chủ yếu là CNXH và CNCS. Còn bản thân từng giai đoạn, màhiện nay chúng ta đề cập nhiều đến giai đoạn thấp là CNXH (và đặc biệt là thời kỳ quáđộ lên CNXH) mô hình cụ thể của nó ra làm sao, con đường, biện pháp, bước đi, nhịpđộ .... của nó như thế nào đang là những vấn đề để mở. Chính vì vậy mà cần phảithường xuyên gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa lý luận kinh điển Mác - Lênin với lý luậncủa Đảng ta. Lẽ dĩ nhiên đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện sự gắn kết này một cáchnhuần nhuyễn, hài hòa. Sẽ là khô cứng nếu chỉ thuyết giảng lý luận kinh điển Mác -Lênin một cách tách biệt; nhưng cũng rất dễ biến môn CNXHKH thành môn Đường lốichính sách nếu như chỉ trình bày phần lý luận của Đảng ta một cách đơn thuần. Theo tôi, chúng ta cũng cần phải đề cập đến những vấn đề lý luận đương đại liênquan đến CNXHKH; không nên né tránh mà cần phải tiếp cận thẳng vào những vấn đề gaycấn, phức tạp; hiện đang là những mối quan tâm, nỗi băn khoăn thắc mắc của thanh niên -sinh viên hiện nay. Có ý kiến cho rằng: không nên để cho sinh viên tiếp cận với những vấnđề này. Vì giáo trình chưa chính thức đề cập mà tài liệu tham khảo loại vấn đề này còn rấtít. Vậy tốt nhất là giáo viên nên né tránh, bỏ qua. Theo tôi, không thể như thế được. Vìthanh niên - sinh viên vốn dĩ là những người rất nhạy bén và ham thích hiểu biết những điềumới lạ. Trong thực tế, họ cũng đã tự tìm đọc, nghe, trao đổi với nhau (chưa kể tới nhữngluận điệu tấn công của Chiến lược diễn biến hòa bình) và dĩ nhiên là nhận thức theo nhiềuchiều hướng, cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, giáo viên Mác - Lênin muốn hay khôngmuốn, cần có trách nhiệm đề cập, luận giải để có một định hướng nhận thức đúng đắn chosinh viên trước những vấn đề gay cấn, phức tạp nói trên. Xin nêu ra đây một vài ví dụ: Chủnghĩa tư bản hiện đại là gì? Chủ nghĩa tư bản hiện đại có thay đổi bản chất không? Hiện naykhi chỉ còn một số rất ít quốc gia đang xây dựng CNXH (trong dó có Việt Nam) liệu rồi cóbị chủ nghĩa đế quốc và các ...

Tài liệu được xem nhiều: