Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM " Nghiên cứu triết học Đ ề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ Đ OÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP Đ ỔI MỚI Ở VIỆT NAM CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TRẦN ĐỨC CƯỜNG (*) Với tư cách Báo cáo đề dẫn Hội thảo, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những đánh giá khái quát về thành tựu và hạn chế trong thực hiện công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội ở Việt Nam trước và trong những năm đổi mới đất nước; đồng thời, gợi mở những vấn đề cần thảo luận để việc thực thi công bằng x ã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội không chỉ là một mục tiêu phấn đấu, mà còn là một động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước và đảm bảo cho sự phát triển của Việt Nam là một sự phát triển bền vững. 1. Mở đầu Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc gia nào, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải xem xét và tính toán đến các vấn đề về công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội. Nếu một quốc gia nào đó chỉ chú trọng đến tăng trưởng về kinh tế (sự tăng trưởng này được tính bằng thu nhập quốc dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế) nhưng không quan tâm đến sự công bằng giữa các tầng lớp, các giai cấp, các nhóm dân cư, thì sự phát triển của quốc gia đó sẽ không bền vững. Chính bất công xã hội sẽ dẫn đến sự mất đoàn kết xã hội và do đó, cũng sẽ dẫn đến sự bất ổn định xã hội với những mức độ biểu hiện khác nhau, như sự căng thẳng xã hội, xung đột xã hội và thậm chí, có thể dẫn đến nội chiến. Xã hội được hình thành và phát triển dựa trên những hoạt động có ý thức và có mục đích của các cá nhân, nhưng đây không phải là số cộng giản đơn của các cá nhân. Một xã hội mà ở đó, các cá nhân chỉ biết lo cho riêng mình, không có tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của xã hội, thì xã hội đó sớm muộn cũng sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp và nhóm dân cư. Vì lẽ đó, công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội là những vấn đề rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ mà thế giới của chúng ta ngày càng văn minh hơn về vật chất, ngày càng “phẳng hơn” (theo cách nói của Thomas L.Friedman trong cuốn sách Thế giới phẳng). Tuy nhiên, thế giới của chúng ta vẫn chưa phải là một thế giới hoàn toàn nhân văn, vì bạo lực và chiến tranh còn đang hoành hành ở nhiều nơi. Hầu như ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta cũng nghe thấy người ta nói đến tình trạng bạo lực và chiến tranh ở nơi này hay nơi khác trên thế giới. Tình trạng đau lòng đó đòi hỏi nhân loại phải chung sức tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự tiến bộ về công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội. Đối với Việt Nam, công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội luôn được coi là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Việt Nam tuy đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển, song cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề trong việc thực hiện công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội. 2. Công bằng xã hội Công bằng xã hội là khát vọng từ ngàn đời nay của nhân dân thế giới nói chung và của nhân dân Việt Nam nói riêng. Đó cũng là một trong những mục tiêu phấn đấu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến và thuộc địa, Việt Nam chưa bao giờ có sự công bằng, vì chế độ phong kiến và thuộc địa, về bản chất, là chế độ người bóc lột người. Tình trạng bất công bằng xã hội ở Việt Nam có lúc nghiêm trọng đến mức làm cho hàng triệu người bị chết đói vào năm 1945. Nhờ giương cao ngọn cờ công bằng xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ thuộc địa và phong kiến, nhằm hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn trước đổi mới), Nhà nước Việt Nam chủ trương thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng). Đó là vì, theo nhận thức chung của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, đây là con đường duy nhất để đạt tới hai mục tiêu là công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đi theo con đường đó, Việt Nam nói riêng, các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, lúc đầu đã khắc phục được một phần tình trạng bất công bằng xã hội do xã hội trước để lại. Chế độ người bóc lột người cơ bản được xoá bỏ, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư được thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, sau một thời gian, nguyên tắc phân phối theo lao động không được thực hiện đúng đắn, mà thay vào đó là “nguyên tắc phân phối bình quân”. Điều đó đã hạn chế tính tích cực của người lao động và dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. Nhận thức được tình trạng bất hợp lý đó, từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nguyên tắc phân phối mới “vừa theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, vừa theo mức đóng góp vốn (trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu)”. Về nguyên tắc phân phối mới này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội(1). Tiếp tục tinh thần đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển: tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu triết học công bằng xã hội báo cáo khoa học đường lối cách mạng chủ nghĩa xã hội kinh tế chính trịTài liệu cùng danh mục:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 trang 1680 15 0 -
72 trang 1069 1 0
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 811 2 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng tám năm 1945
61 trang 563 0 0 -
19 trang 463 1 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
144 trang 374 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 371 0 0 -
17 trang 344 1 0
-
27 trang 340 2 0
-
19 trang 328 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0