Danh mục

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY GÃY NGANG THÂN KEO LAI (ACACIA MANGIUM X ACACIA AURICULIFORMIS) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM HÀM YÊN, TUYÊN QUANG

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Keo lai là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta. Trong những năm gần đây, ở 1 số địa phương xảy ra hiện tượng gãy gập ngang thân ở giai đoạn từ tuổi 4 trở đi. Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ỏ trạm thực nghiệm Hàm Yên cho thấy: những cây có đường kính tán (Dt) càng lớn thì khả năng bị gãy càng lớn, cây phân nhiều cành nhánh lớn có nguy cơ bị gãy lớn. Nhân tố đường kính ngang ngực (D1.3) và chiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY GÃY NGANG THÂN KEO LAI (ACACIA MANGIUM X ACACIA AURICULIFORMIS) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM HÀM YÊN, TUYÊN QUANG BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂYGÃY NGANG THÂN KEO LAI (ACACIA MANGIUM X ACACIA AURICULIFORMIS) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM HÀM YÊN, TUYÊN QUANG Trần Thị Quên, Ngô Thế Long Phùng Đình Trung Trường Đại học Hùng VươngTÓM TẮT Keo lai là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta.Trong những năm gần đây, ở 1 số địa phương xảy ra hiện tượng gãy gập ngang thân ở giaiđoạn từ tuổi 4 trở đi. Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ỏ trạm thực nghiệmHàm Yên cho thấy: những cây có đường kính tán (Dt) càng lớn thì khả năng bị gãy càng lớn,cây phân nhiều cành nhánh lớn có nguy cơ bị gãy lớn. Nhân tố đường kính ngang ngực (D1.3)và chiều cao vút ngọn (Hvn) cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng gãy của Keo lai, khiD1.3, Hvn lớn thì khả năng bị gãy sẽ giảm đi. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng gãyngang thân của Keo lai ở khu vực nghiên cứu là do chúng sinh trưởng quá nhanh, đặc biệt làsinh trưởng đường kính tán lá làm cho cây phát triển kh”ng cân đối. Tuy nhiên, nguyên nhântrực tiếp làm Keo lai bị gãy vẫn là do gió bão.Từ khoá: Cây đi kèm, khả năng, mô hình hồi quy Logistic, sinh trưởng.ĐẶT VẤN ĐỀ Keo lai là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta,với mục tiêu trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy và vánnhân tạo Cây trồng chỉ sau 6-7 năm có thể thu được >200m3/ha, bình quân đạt 25-30m3/ha/năm, thậm chí có nơi đạt 35-40m3/ha/năm. Đó là thành tựu hết sức to lớn trong lĩnhvực cải thiện giống cũng như thâm canh rừng trồng của ngành lâm nghiệp nước ta trong hơn 1thập niên qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở 1 số địa phương đã phát hiện ra một sốvấn đề tồn tại của rừng trồng Keo lai tập trung cần phải nghiên cứu, giải quyết như bệnh khôngọn, bệnh phấn hồng, đặc biệt là hiện tượng gãy gập ngang thân ở giai đoạn từ tuổi 4 trở đi.Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản làm cơ sở đề xuất giải pháp khắcphục là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn hiện nay.ĐỐI TƯỢNG, SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng: là lâm phần Keo lai tuổi 5 (trồng năm 2002) có nhiều cây gãy ngang thân, trongđó bao gồm cả những cây gãy còn nguyên hiện trạng (còn đầy đủ các chỉ tiêu như đường kínhngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt)và cả những cây đã bị mất đi phần ngọn (chỉ còn lại chỉ tiêu D1.3).Số liệu: Số liệu nghiên cứu được thu thập theo 2 phương pháp: + Thu thập số liệu theo các ô tiêu chuẩn 1000m2, dung lượng là 2 ÔTC. Trên mỗi “tiếnhành đo D1.3, Hvn, Hdc, Dt và tình hình phân cành nhánh của tất cả các cây trong”. + Thu thập số liệu theo thí nghiệm cặp đôi: Khi nghiên cứu 1 cây gãy thì phải nghiêncứu đi kèm với nó 1 cây sinh trưởng bình thường (cây đi kèm). Cây đi kèm là cây cách xa câygãy nhất trong 6 cây gần nhất cây gãy. Dung lượng quan sát là 12 cặp, với việc xác định D1.3,Hvn, Hdc, Dt của cây gãy và cây đi kèm.Phương pháp nghiên cứu 1 * Sử dụng mô hình hồi qui Logistic để thăm dò mối quan hệ giữa khả năng Keo lai bịgãy ngang thân với một số nhân tố sinh trưởng:  Trường hợp 1 (TH1): Lập hồi qui Logistic giữa biến khả năng cây bị gãy (Pi) với D1.3,Hvn, Hdc, Dt và biến phân cành (PC). Trong phần mềm SPSS 13.0 mã hoá biến Pi nhận giá trị0 với cây không gãy, bằng 1 với cây gãy.Với biến PC nhận giá trị 0 với cây ít phân cành hoặcphân cành nhỏ chỉ có một ngọn chính, bằng 1 với cây phân cành lớn. Những cây gãy ở đâycòn nguyên hiện trạng: PT mô hình: Logit (Pi) = bo + b1.D1.3 + b2.Hvn + b3.Hdc + b4.Dt + b5.PC  Trường hợp 2 (TH2): Lập hồi qui Logistic giữa biến khả năng cây bị gãy với D1.3,Hvn, Dt : PT mô hình: Logit (Pi) = bo + b1.D1.3 + b2.Hvn + b3.Dt Những cây bị gãy trong trường hợp này bao gồm cả những cây còn nguyên và khôngcòn nguyên hiện trạng. Những cây gãy chỉ còn 1 chỉ tiêu D1.3 sẽ được dựng lại thông qua cácphương trình quan hệ giữa các đại lượng của những cây gãy còn đầy đủ các chỉ tiêu. * Dùng tiêu chuẩn U của Mann-Whitney để so sánh sinh trưởng giữa nhóm cây gãy vànhóm cây bình thường trong lâm phần. Cụ thể:  TH1: So sánh giữa nhóm cây bình thường và nhóm cây gãy còn nguyên trạng. Cácchỉ tiêu so sánh bao gồm: D1.3 , Hvn, Hdc, Dt, Dot (tỷ số giữa đường kính tán với đường kínhngang ngực, Lot (tỷ số giữa chiều dài tán lá với chiều cao vút ngọn).  TH2: So sánh giữa nhóm cây bình thường và nhóm cây gãy trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: