Danh mục

Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.19 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và được tiến hành thực nhiệm tại hai trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và THPT chuyên ĐHSPHN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) Đỗ Thị Quỳnh Mai∗, Đặng Thị Oanh Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội Hoàng Thị Kim Liên Trường THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc Email: qmai1312@gmail.com Tóm tắt. Phương pháp dạy học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học qua đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau... Bài báo nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và được tiến hành thực nhiệm tại hai trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và THPT chuyên ĐHSPHN. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể triển khai áp dụng trong dạy và học môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường PT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.1. Mở đầu Phương pháp dạy học (PPDH) theo góc là PPDH tích cực đã được nghiêncứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước châu Âu phát triển đặc biệt là ở Bỉ. ỞViệt Nam PPDH theo góc là một trong nhiều nội dung về dạy và học tích cực trongkhuôn khổ của Dự án giáo dục Việt - Bỉ đang triển khai có hiệu quả ở 14 tỉnh miềnnúi phía Bắc Việt Nam [1]. Dạy học theo góc có thể được áp dụng với mọi môn họcvà đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sẽ trình bày về PPDHtheo góc được áp dụng trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học10 nâng cao) nhằm thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học chú trọng pháthuy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Dạy và học theo góc Thuật ngữ tiếng Anh Working in corners hoặc Working with areas có thểhiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo góc,120 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học...nhấn mạnh vai trò của học sinh trong dạy học. Dạy và học theo góc là một hìnhthức tổ chức dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vịtrí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dunghọc tập theo các phong cách học khác nhau [1]. Ví dụ như: Để tìm hiểu tính chất hóa học của clo ở bài Clo (Hóa học lớp 10),học sinh được thực hiện nội dung này tại 4 góc của lớp học: Góc quan sát, góc trảinghiệm, góc phân tích và góc áp dụng. Góc 1: Học sinh quan sát thí nghiệm trên máy tính, rút ra tính chất hóa họccủa clo. Góc 2: Học sinh tiến hành một số thí nghiệm, rút ra tính chất hóa học củaclo. Góc 3: Học sinh đọc, phân tích và tổng hợp nội dung bài học trong SGK Hóahọc 10, chương 5 để rút ra tính chất hóa học của clo. Góc 4: Học sinh vận dụng tính chất của clo (có trợ giúp hoặc không cần trợgiúp của GV) để giải bài tập: viết phương trình hóa học, điều chế, nhận biết, táchcác chất, các bài tập có tính toán,... Cá nhân học sinh có thể chọn góc xuất phát là một trong các góc tùy theo sởthích và năng lực của mình và lần lượt trải qua cả 4 góc trên. Tại mỗi góc, học sinhcần: Đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm đểcó kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm, giấy A0 ,A4 ... Kết quả là học sinh biết, hiểu và vận dụng được tính chất hóa học của clo. Tanói rằng ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau. Quá trình họctập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệuhọc tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể. Các tư liệu và nhiệm vụ họctập ở mỗi góc, giúp học sinh khám phá xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năngtheo các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ để học bằng cách trải nghiệm thì ở góc trảinghiệm cần có nhiệm vụ cụ thể, các thiết bị thí nghiệm hóa học, hóa chất, phiếuhọc tập,... Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụchung. Các hoạt động của học sinh có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất. Ưu điểm của học theo góc là: mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảmgiác thoải mái ở người học; học sâu và hiệu quả bền vững; tương tác cá nhân caogiữa thầy và trò, cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi, phù hợp với trình độ vànhịp độ học tập của người học. Hình thức này tạo cơ hội cho học sinh được lựa chọncách học theo sở thích, được hợp tác trong học tập, được tham gia các hoạt độngmang tính độc lập như khám phá, thực hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: