Bước đầu nhìn lại quá trình sưu tầm và phân loại truyện cổ tích Chăm
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.01 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài báo này, tác giả đánh giá các bộ sưu tập và giới thiệu các câu chuyện cổ tích của người Chăm (Việt Nam) trong hơn một thế kỷ qua, được chia thành 3 giai đoạn: Trước năm 1954; 1954-1975 và từ năm 1975 cho đến nay. Có ba nguồn thu thập các câu chuyện cổ tích của người Chăm, ba loại tài liệu được xuất bản trong ba ngôn ngữ với ba đối tượng người thu thập và ghi lại câu chuyện cổ tích của người Chăm: Chăm, Pháp, Việt. Trong những năm gần đây, phân loại bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nhìn lại quá trình sưu tầm và phân loại truyện cổ tích Chăm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 43-50 BƯỚC ĐẦU NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH SƯU TẦM VÀ PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM Đặng Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: anhdangls@gmail.com Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả đánh giá các bộ sưu tập và giới thiệu các câu chuyện cổ tích của người Chăm (Việt Nam) trong hơn một thế kỷ qua, được chia thành 3 giai đoạn: trước năm 1954; 1954-1975 và từ năm 1975 cho đến nay. Có ba nguồn thu thập các câu chuyện cổ tích của người Chăm, ba loại tài liệu được xuất bản trong ba ngôn ngữ với ba đối tượng người thu thập và ghi lại câu chuyện cổ tích của người Chăm: Chăm, Pháp, Việt. Trong những năm gần đây, phân loại bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Từ khóa: truyện cổ tích Chăm, sưu tầm, phân loại, đánh giá...1. Mở đầu Trong bức tranh toàn cảnh của 54 dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S này,cho đến nay, dân tộc Chăm và nền văn hóa Chămpa vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều bíẩn. Như hoa Chơ-re có trăm hương nghìn sắc nổi lên giữa biển, dân tộc Chăm và văn hóaChăm đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả với hàng ngàn công trình, ấnphẩm trong và ngoài nước. Nhưng, đúng như Inrasara nhận định: “Các thành tựu hãy cònquá khiêm tốn! Văn học Chăm vẫn còn như một mảnh rừng nhiều gỗ quý đang giấu mình.Nó cần phải tự giới thiệu với đám đông công chúng khuôn mặt thực của nó” [1;24]. Trongbài viết này, chúng tôi chỉ trình bày những thu hoạch bước đầu về vấn đề sưu tầm truyệncổ tích Chăm và về cơ bản, chúng tôi sẽ trung thành với các tư liệu hiện có.2. Nội dung nghiên cứu Giống với nhiều thể loại khác thuộc bộ phận văn học dân gian Chăm, truyện cổ tíchnói chung, truyện cổ tích thần kì Chăm nói riêng được lưu truyền trong nhân dân bằng bacon đường: ẩn (trong trí nhớ người già) - hiện (trong quá trình truyền miệng) - lưu (bằngvăn bản chữ Chăm cổ, bằng chữ quốc ngữ, bằng Pháp ngữ. . . ). Nói vậy thì chắc rằng việcghi chép, sưu tầm những truyện cổ Chăm đã được tiến hành khá sớm kể từ khi có chữviết (ngay từ thế kỷ thứ IV). Do đó, truyện cổ tích Chăm được sưu tầm, ghi chép từ banguồn chính: - Một là, văn bản truyện được chép trong các sách Chăm cổ hoặc các bia kýChăm... - Hai là, từ các bản kể do người già truyền lại, các nhà sưu tầm - điền dã ghi lại 43 Đặng Thế Anhcho đời sau. - Ba là, từ hai loại trên, các nhà sưu tầm, nghiên cứu (Chăm, Pháp, Việt) kểlại trong các bài viết của họ, tiếp đó được xuất bản chính thức. Việc sưu tầm, ghi chép, và công bố truyện cổ tích Chăm chỉ thực sự bắt đầu từ năm1886 (mặc dù trước đó có thể phải lưu tâm đến văn bản truyện Dạ Thoa Vương được TrầnThế Pháp chép trong Lĩnh nam chích quái từ thế kỷ XIV. Hiện nay, chúng tôi chưa tìmđược bản kể gốc (nguyên văn) bằng tiếng Chăm của truyện này. Nhưng có thể khẳng địnhvăn bản Dạ Thoa Vương trong Lĩnh nam chích quái chính là “kênh trung gian” chuyểndịch cốt truyện của Sử thi Ấn Độ Ramayana vào truyện dân gian Việt Nam). Từ năm 1886đến nay, quá trình sưu tầm và công bố truyện cổ tích Chăm có thể chia thành ba giai đoạn.2.1. Giai đoạn từ năm 1886 đến năm 1954 Trước năm 1945, trong tình hình chung của khoa nghiên cứu văn học nước nhà, vănhọc Chăm cũng như văn học của các dân tộc thiểu số khác chưa được chú ý, quan tâmđúng mức. Vì vậy, văn học dân gian Chăm chủ yếu được lưu giữ trong những làng, bảncủa người Chăm. Đến thời Pháp thuộc, để phục vụ nhu cầu cai trị hoặc truyền đạo củamột số quan lại và giáo sĩ hoặc do nhu cầu giới thiệu, tìm hiểu văn học dân tộc thiểu sốcủa các học giả người Pháp, văn học Chăm bước đầu được sưu tầm, ghi chép và công bốbằng tiếng Pháp. Trong đó, truyện cổ tích chính là thể loại đầu tiên được quan tâm đến. Năm 1886, cuốn truyện cổ tích Chăm đầu tiên ra đời với cái tên Contes Tjames-Truyện kể Chăm do A.Landes sưu tầm và viết bằng tiếng Pháp, in tại Sài Gòn (có 16truyện: Sự tích quả dừa, Kađốp - Kađoek, Tabong lười biếng...). Một năm sau, cuốn sáchnày được A.Landes cho in và giới thiệu tại Pháp với tiêu đề: Contes Tjames traduits etannotés, Excursion et Reconnaissances XIII, Paris. Năm 1898, người Pháp lại được biết đến hai văn bản truyện Chiếc giầy vàng (Huyềnthoại về bà Bếp Chăm)” và Prang - Iyang (Huyền thoại Pnong) do A.Leclère công bố trongbài viết Deux contes indochinois: La sandale d’or (conte Cham de Cendrillon, Prang -Iyang [conte Pnong]), Paris (Leroux). Sau A.Leclère 14 năm, năm 1912, E.M.Durand lại công bố một văn bản truyện Sựtích Bà Bếp Chăm trong bài Le conte de Cendrillon, B.E.F.E.O XII. Như vậy, từ năm 1886 đến năm 1912, với những việc sưu tầm và công bố truyệncổ tích Chăm bởi người Pháp, đã có gần hai chục văn bản truyện cổ tích Chăm được giớithiệu bằng tiếng Pháp. Trong khi đó, mãi đến năm 1943, một văn bản truyện cổ tích Chămbằng tiếng Việt mới được đăng trên tạp chí Tri tân, số 99 - Chuyện xưa Chàm: Ca-đốp vàCa-Dock do Mãn Khánh Dương Kị giới thiệu.2.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 Từ năm 1954 là giai đoạn mà các trí thức Việt Nam, bao gồm cả những trí thứcngười Chăm lẫn trí thức người Việt “dấn thân” vào việc sưu tầm, ghi chép văn học Chămdưới ánh sáng của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì thế, truyện cổ tíchChăm bắt đầu xuất hiện rộng rãi.44 Bước đầu nhìn lại quá trình sưu tầm và phân loại chuyện cổ tích Chăm Ở miền Nam, giai đoạn này, truyện cổ tích Chăm được công bố chủ yếu trên các tạpchí đương thời. Trên tạp chí Văn hoá Nguyệt San, nhiều văn bản truyện cổ tích Chăm được giớithiệu bởi các tác giả Nguyễn Khắc Ngữ, B ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nhìn lại quá trình sưu tầm và phân loại truyện cổ tích Chăm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 43-50 BƯỚC ĐẦU NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH SƯU TẦM VÀ PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM Đặng Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: anhdangls@gmail.com Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả đánh giá các bộ sưu tập và giới thiệu các câu chuyện cổ tích của người Chăm (Việt Nam) trong hơn một thế kỷ qua, được chia thành 3 giai đoạn: trước năm 1954; 1954-1975 và từ năm 1975 cho đến nay. Có ba nguồn thu thập các câu chuyện cổ tích của người Chăm, ba loại tài liệu được xuất bản trong ba ngôn ngữ với ba đối tượng người thu thập và ghi lại câu chuyện cổ tích của người Chăm: Chăm, Pháp, Việt. Trong những năm gần đây, phân loại bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Từ khóa: truyện cổ tích Chăm, sưu tầm, phân loại, đánh giá...1. Mở đầu Trong bức tranh toàn cảnh của 54 dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S này,cho đến nay, dân tộc Chăm và nền văn hóa Chămpa vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều bíẩn. Như hoa Chơ-re có trăm hương nghìn sắc nổi lên giữa biển, dân tộc Chăm và văn hóaChăm đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả với hàng ngàn công trình, ấnphẩm trong và ngoài nước. Nhưng, đúng như Inrasara nhận định: “Các thành tựu hãy cònquá khiêm tốn! Văn học Chăm vẫn còn như một mảnh rừng nhiều gỗ quý đang giấu mình.Nó cần phải tự giới thiệu với đám đông công chúng khuôn mặt thực của nó” [1;24]. Trongbài viết này, chúng tôi chỉ trình bày những thu hoạch bước đầu về vấn đề sưu tầm truyệncổ tích Chăm và về cơ bản, chúng tôi sẽ trung thành với các tư liệu hiện có.2. Nội dung nghiên cứu Giống với nhiều thể loại khác thuộc bộ phận văn học dân gian Chăm, truyện cổ tíchnói chung, truyện cổ tích thần kì Chăm nói riêng được lưu truyền trong nhân dân bằng bacon đường: ẩn (trong trí nhớ người già) - hiện (trong quá trình truyền miệng) - lưu (bằngvăn bản chữ Chăm cổ, bằng chữ quốc ngữ, bằng Pháp ngữ. . . ). Nói vậy thì chắc rằng việcghi chép, sưu tầm những truyện cổ Chăm đã được tiến hành khá sớm kể từ khi có chữviết (ngay từ thế kỷ thứ IV). Do đó, truyện cổ tích Chăm được sưu tầm, ghi chép từ banguồn chính: - Một là, văn bản truyện được chép trong các sách Chăm cổ hoặc các bia kýChăm... - Hai là, từ các bản kể do người già truyền lại, các nhà sưu tầm - điền dã ghi lại 43 Đặng Thế Anhcho đời sau. - Ba là, từ hai loại trên, các nhà sưu tầm, nghiên cứu (Chăm, Pháp, Việt) kểlại trong các bài viết của họ, tiếp đó được xuất bản chính thức. Việc sưu tầm, ghi chép, và công bố truyện cổ tích Chăm chỉ thực sự bắt đầu từ năm1886 (mặc dù trước đó có thể phải lưu tâm đến văn bản truyện Dạ Thoa Vương được TrầnThế Pháp chép trong Lĩnh nam chích quái từ thế kỷ XIV. Hiện nay, chúng tôi chưa tìmđược bản kể gốc (nguyên văn) bằng tiếng Chăm của truyện này. Nhưng có thể khẳng địnhvăn bản Dạ Thoa Vương trong Lĩnh nam chích quái chính là “kênh trung gian” chuyểndịch cốt truyện của Sử thi Ấn Độ Ramayana vào truyện dân gian Việt Nam). Từ năm 1886đến nay, quá trình sưu tầm và công bố truyện cổ tích Chăm có thể chia thành ba giai đoạn.2.1. Giai đoạn từ năm 1886 đến năm 1954 Trước năm 1945, trong tình hình chung của khoa nghiên cứu văn học nước nhà, vănhọc Chăm cũng như văn học của các dân tộc thiểu số khác chưa được chú ý, quan tâmđúng mức. Vì vậy, văn học dân gian Chăm chủ yếu được lưu giữ trong những làng, bảncủa người Chăm. Đến thời Pháp thuộc, để phục vụ nhu cầu cai trị hoặc truyền đạo củamột số quan lại và giáo sĩ hoặc do nhu cầu giới thiệu, tìm hiểu văn học dân tộc thiểu sốcủa các học giả người Pháp, văn học Chăm bước đầu được sưu tầm, ghi chép và công bốbằng tiếng Pháp. Trong đó, truyện cổ tích chính là thể loại đầu tiên được quan tâm đến. Năm 1886, cuốn truyện cổ tích Chăm đầu tiên ra đời với cái tên Contes Tjames-Truyện kể Chăm do A.Landes sưu tầm và viết bằng tiếng Pháp, in tại Sài Gòn (có 16truyện: Sự tích quả dừa, Kađốp - Kađoek, Tabong lười biếng...). Một năm sau, cuốn sáchnày được A.Landes cho in và giới thiệu tại Pháp với tiêu đề: Contes Tjames traduits etannotés, Excursion et Reconnaissances XIII, Paris. Năm 1898, người Pháp lại được biết đến hai văn bản truyện Chiếc giầy vàng (Huyềnthoại về bà Bếp Chăm)” và Prang - Iyang (Huyền thoại Pnong) do A.Leclère công bố trongbài viết Deux contes indochinois: La sandale d’or (conte Cham de Cendrillon, Prang -Iyang [conte Pnong]), Paris (Leroux). Sau A.Leclère 14 năm, năm 1912, E.M.Durand lại công bố một văn bản truyện Sựtích Bà Bếp Chăm trong bài Le conte de Cendrillon, B.E.F.E.O XII. Như vậy, từ năm 1886 đến năm 1912, với những việc sưu tầm và công bố truyệncổ tích Chăm bởi người Pháp, đã có gần hai chục văn bản truyện cổ tích Chăm được giớithiệu bằng tiếng Pháp. Trong khi đó, mãi đến năm 1943, một văn bản truyện cổ tích Chămbằng tiếng Việt mới được đăng trên tạp chí Tri tân, số 99 - Chuyện xưa Chàm: Ca-đốp vàCa-Dock do Mãn Khánh Dương Kị giới thiệu.2.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 Từ năm 1954 là giai đoạn mà các trí thức Việt Nam, bao gồm cả những trí thứcngười Chăm lẫn trí thức người Việt “dấn thân” vào việc sưu tầm, ghi chép văn học Chămdưới ánh sáng của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì thế, truyện cổ tíchChăm bắt đầu xuất hiện rộng rãi.44 Bước đầu nhìn lại quá trình sưu tầm và phân loại chuyện cổ tích Chăm Ở miền Nam, giai đoạn này, truyện cổ tích Chăm được công bố chủ yếu trên các tạpchí đương thời. Trên tạp chí Văn hoá Nguyệt San, nhiều văn bản truyện cổ tích Chăm được giớithiệu bởi các tác giả Nguyễn Khắc Ngữ, B ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện cổ tích Chăm Nền văn hóa Chămpa Văn học Chăm Văn học Việt Nam Truyện cổ tích Người đàn bà tóc trắngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 357 11 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 332 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 208 0 0 -
3 trang 177 0 0
-
91 trang 176 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 164 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 147 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 132 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 127 0 0