Danh mục

BUÔN MA THUỘT - MIỀN ĐẤT HỨA CỦA HOẠ SĨ LÊ VẤN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng chiều-Lụa,2008,60x85cm Tôi biết Lê Vấn từ khi còn ngồi trên ghế Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế tiền thân của Trường Đại học nghệ thuật Huế cách nay hơn 30 năm. Sau này chúng tôi còn gặp nhau trong các triển lãm và những năm kỷ niệm thành lập trường Mỹ thuật Huế. Âu cũng là cái duyên … Lê Vấn sinh trưởng ở quê hương Duy Xuyên, Quảng Nam. Lập nghiệp thành danh họa sĩ trên quê hương thứ hai Đắc Lắc. Nói rộng ra là trên cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên gian lao mà anh dũng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BUÔN MA THUỘT - "MIỀN ĐẤT HỨA" CỦA HOẠ SĨ LÊ VẤN BUÔN MA THUỘT - MIỀN ĐẤT HỨA CỦA HOẠ SĨ LÊ VẤNRừng chiều-Lụa,2008,60x85cmTôi biết Lê Vấn từ khi còn ngồi trên ghế Trường Cao đẳng Mỹ thuậtHuế tiền thân của Trường Đại học nghệ thuật Huế cách nay hơn 30năm. Sau này chúng tôi còn gặp nhau trong các triển lãm và những nămkỷ niệm thành lập trường Mỹ thuật Huế. Âu cũng là cái duyên …Lê Vấn sinh trưởng ở quê hương Duy Xuyên, Quảng Nam. Lập nghiệpthành danh họa sĩ trên quê hương thứ hai Đắc Lắc. Nói rộng ra là trêncao nguyên đất đỏ Tây Nguyên gian lao mà anh dũng.Đến với Đắc Lắc không thể không tìm đến Lê Vấn để được sống vui,sống khỏe và sống có ích với văn hóa Buôn Mê Thuột và mỹ thuật ĐắcLắc. Dù muốn hay không anh đã trở thành một “Họa sĩ quen biết củaĐắc Lắc”. Anh sống chân tình cởi mở với mọi người, có sức thuyếtphục đồng nghiệp nhất là các họa sĩ trẻ qua các tác phẩm được giảithưởng triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật khu vực vàgiải thưởng hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam…Năm 2010 tôi có đến thăm gia đình anh, một ngôi nhà cao tầng trên mặttiền của một đường phố. Dưới nhà là cửa hàng thời trang của vợ - trêngác 2,3 là xưởng vẽ của chồng. Trên tường treo đầy tranh, dưới sàn bầyla liệt tác phẩm phác thảo. Hai vợ chồng cùng nghề làm đẹp cho đời.Câu thành ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn?” thậtđúng về tổ ấm của Lê Vấn. Tốt nghiệp Đại học mỹ thuật anh sẵn sànglên Cao nguyên công tác tại Sở Văn hóa Đắc Lắc và tham gia giảng dạyở trường Văn hóa nghệ thuật của tỉnh ...Thế rồi sớm trở thành một họasĩ tự do dành toàn bộ thời gian cho niềm đam mê mỹ thuật. Âu cũng làcái nghiệp của một họa sĩ đích thực.Cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ. Trong sáng tác, Lê Vấn sử dụngnhiều chất liệu: lụa, sơn dầu, acrylic, tổng hợp,… làm cả tranh khắc vàthiết kế trang trí mỹ thuật … tất cả đều in đậm dấu ấn Buôn mê thuột...Song anh được biết đến là một họa sĩ vẽ lụa đã nhận được nhiều giảithưởng trong các triển lãm mĩ thuật có tính toàn quốc.Vẽ lụa là phải khoe cho được nền lụa đã trở thành tên tranh – tranh lụa.Tranh lụa của Lê Vấn biết phát huy vẻ đẹp đặc thù óng ả, nhung mịngiầu chất thơ của chất liệu lụa và am hiểu ngôn ngữ tinh thông kỹ thuậtnhuộm mầu sao khoe cho được “Thớ dọc ganh ngang” của nền lụa.Hầu hết cảm hứng sáng tạo của Lê Vấn đều khơi nguồn từ không gianvăn hóa lễ hội Tây Nguyên, tiêu biểu là Không gian văn hóa lễ hộiCồng Chiêng. Nổi bật hai sắc mầu đỏ đen trên trang phục trai gái. Đócũng là hai sắc màu tượng trưng cho vùng đất Tây Nguyên. Theo triếtlý nhân sinh của Tây Nguyên “ đỏ là trời đen là đất” khác với ngũ sắcphương Đông “đỏ là lửa đen là nước”, như nhảy múa cùng vũ điệucồng chiêng tạo nên được nhịp điệu tạo hình gây được ấn tượng mạnh.ở Không gian văn hóa lễ hội Đâm Trâu với biểu tượng “ cây nêu thần”,một sinh hoạt văn hóa dân gian mong muốn cuộc sống ấm no hạnhphúc, mừng được mùa mừng nhà Rông, còn gọi là lễ hội “Sarơpu” – “Ăn trâu” với các hình tượng nổi bật. Các chàng trai khỏe mạnh đầu chítkhăn đỏ mình mặc áo lễ “Bcan” có thêu hoa văn sặc sỡ đợi lệnh phónglao vào con trâu. Các cô gái đầu chít khăn có mầu sắc tựa sắc mầu hoalan rừng cùng nhẩy múa theo tiếng cồng chiêng trước cửa nhà Rông.Và có cả Không gian văn hóa lễ hội BỏMả mà nhờ tục bỏ mả chúng tamới có được nền điêu khắc dân gian đặc sắc, tượng nhà mồ gắn vớikhông gian nhà mồ. Tất cả, được cả gắn với nét tinh hoa văn hóa lễ hộiTây Nguyên. Cụ thể hơn đó là các môtíp, văn hóa tạo hình, không gianđặc sắc kiến trúc nhà Rông, nhà mồ, tượng nhà mồ cùng hai mầu đỏ -đen và mô típ trang trí trên trang phục đồ dùng trong lễ hội và sinhhoạt như thổi hồn trong tác phẩm của Lê Vấn. Tất nhiên để đạt đượcđiều đó còn đòi hỏi một chút tài năng nữa. Nếu không khó có thể vươntới cái đẹp trong nghệ thuật.Lê Vấn rất biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật lụa của các thế hệ đi trướcbằng các đường đi mảng; các mảng lại chia cắt nhau thành đường vàđiểm thêm nét. Nhưng Lê Vấn vẫn dùng mảng kết hợp với nét, có khácchăng hệ thống nét thường là yếu tố tạo hình nổi trội. Anh hay sử dụnghệ thống nét đen công tua làm ta liên tưởng đến hệ thống nét đen côngtua của tranh dân gian Đông Hồ. Một nét tinh hoa được ví như nhịptrống chèo trong đêm diễn. Diễn chèo mà không có tiếng trống cầmtrịch thì lỡ nhịp. Diễn hình diễn mầu mà không có hệ thông nét đencầm trịch thì khó tạo nên nhịp điệu của mầu và hình. Khi là hệ thốngnét nhấn nét buông ta liên tưởng đến nét tinh hóa đến tranh dân gianhàng trống. Có điều tranh lụa của anh không chỉ là nét đen mà còn đamầu, vừa truyền thống vừa hiện đại như trong các tác phẩm: Buôn Mathuột năm em lên 10 tuổi, Rừng chiều, Đàn voi chiến thắng…được diễntả trong một không gian gần như thật hay thuận mắt. Còn Đàn chimThiên Di Trắc trở Tây Nguyên Xứ sở lạ lùng Trường Sơn đất Việt.. lạimở rộng không gian bằng cách chia ô để diễn tả nhiều nội dung củamột chủ đề mà Lê Vấn còn ưa dùng hai sắc mầu đỏ đen còn được coi ...

Tài liệu được xem nhiều: