Danh mục

Ca Dao và Lịch Sử

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca Dao và Lịch Sử Phương NghiCa dao, tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều thời đại, từ thời xưa và đến cả thời nay. Ca dao, tục ngữ phản ảnh tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô. Tuy là ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao, tục ngữ không phải là tiếng nói bình thường mà là ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn và vì ngắn gọn,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca Dao và Lịch Sử Ca Dao và Lịch SửPhương Nghi Ca dao, tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiềuthời đại, từ thời xưa và đến cả thời nay. Ca dao, tục ngữ phản ảnhtâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, khôngchỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô. Tuy là ngôn ngữdân gian, nhưng ca dao, tục ngữ không phải là tiếng nói bìnhthường mà là ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn và vì ngắn gọn, cóvần điệu nên dễ phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Từ trước, người ta thường có quan niệm rằng ca dao, tục ngữ làvăn chương bình dân, phát xuất từ nông thôn, thật sự ca dao tụcngữ là tiếng nói của nhiều tầng lớp dân chúng, và có lẽ phần lớntác giả là những kẻ sĩ, cư ngụ ở khắp nơi, từ thành thị đến nôngthôn. Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiềumặt sinh hoạt của quần chúng Việt Nam, nhất là về mặt tình cảm,nên trong ca dao rất phong phú khúc hát trữ tình. Ngoài ra, đặc biệtca dao, tục ngữ còn biểu lộ những nhận định của dân chúng đối vớinhững hành vi tốt, xấu của con người trong xã hội khi giao tiếp vớinhau, hay bình luận, phê phán giới lãnh đạo trong chính quyềnhiện tại, hoặc trong quá khứ, tức là những nhân vật lịch sử và cácbiến cố liên quan đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trường hợp này, ca dao, tục ngữ có thể xem là một hình thứcngôn luận của quần chúng ở thời đại xưa, khi xã hội chưa pháttriển, chưa có điều kiện phổ biến dư luận của người dân như là báochí hoặc các hình thức thông tin trong thời đại mới, mặc dù từtrước đã có thư tịch nhưng chỉ là để chuyển tải văn chương, sửliệu, mô phạm (thánh mô hiền phạm) v...v... Bài viết này chỉ đề cập đến phần ca dao, tục ngữ có liên hệ vớicác vấn đề lịch sử Việt Nam. Nho giáo từ Trung Quốc truyền sang đất Việt, qua giới nho sĩ, từtrước thường có quan niệm trọng nam khinh nữ (nhất nam viếthữu, thập nữ viết vô). Nhưng đối với người dân Việt thì không cóquan niệm kỳ thị đó, nhất là đối với hạng anh thư nữ kiệt. Muốn coi lên núi mà coi Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng Rõ ràng câu ca dao này đã ca ngợi công đức chống ngoại xâmcủa Triệu Nữ Vương (tức là Triệu Thị Trinh - mà sử Tàu miệt thịgọi là Triệu Ẩu : Bà vú Triệu). Sau cuộc nổi dậy chống Tô Địnhcủa Hai Bà Trưng bị thất bại, Bà Triệu noi gương anh dũng đó đãphất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Ngô. Khi Bà đánh giặc, mặcáo giáp vàng cỡi voi xông vào quân địch như vào chỗ khôngngười, xưng danh hiệu là Nhụy Kiều tướng quân. Sau một thời gian dài bị lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giànhđược độc lập và Ngô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ, sauhơn 10 thế kỷ chịu nhục của người dân dưới ách đô hộ. Nhưngcuối đời nhà Ngô, vì thế lực suy yếu, nên đã có 12 sứ quân nổi dậy,đánh lẫn nhau, làm cho dân tình khổ sở. Các sứ quân đó, trong hơn20 năm, vẫn xưng hùng xưng bá, không ai chịu phục ai. Kết cuộc,họ phải khuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đnh Bộ Lĩnh, tứcĐinh Tiên Hoàng sáng lập ra vương triều nhà Đinh. Phán xét sựtranh giành quyền lực của các sứ quân và cuộc chiến thắng củaĐinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao : Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi Thật vậy, ở đời muôn sự của chung, nhưng của chung đó khôngphải là ai cũng có thể chiếm hữu dễ dàng. Phải có tài năng haymưu lược quyền biến. Ngôi vua cuối cùng của nhà Lý thuộc về Lý Chiêu Hoàng, tức làChiêu Thánh công chúa, con vua Lý Huệ Tôn, mới lên 7 tuổi.Quyền hành lúc đó ở trong tay Trần Thủ Độ. Và Thủ Độ đã làmchủ hôn cho cháu là Trần Cảnh lấy Chiêu Hoàng, để chuyển vươngquyền qua nhà Trần. Quần chúng có lòng lưu luyến nhà Lý đã tỏlòng công phẫn và mỉa mai trong câu ca truyền khẩu : Trống chùa ai đánh thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêngDưới đời vua Trần Anh Tông, vì lý do chính trị, đã gả em gái làHuyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2châu Ô, Lý (tức Địa Lý và Bố Chính), sau đổi tên là Thuận Châuvà Hóa Châu. Người Việt vẫn có tinh thần kỳ thị chủng tộc, chongười Chiêm là giống man di, lên tiếng phản đối việc làm này củatriều đình nhà Trần Tiếc thay cây quế giữa rừng Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo Quần chúng còn tiếc thương cho thân phận một vị công chúa, lángọc cành vàng, phải lấy chồng man rợ ở phương xa, qua ca khúcNam Bình , vẫn lưu truyền ở cố đô Huế : Nước non ngàn dặm rađi.... Về sau, Chế Mân chết, vua Trần sai Trần Khắc Chung sangChiêm tìm cách đưa Huyền Trân về nước để khỏi bị hỏa thiêu theochồng (theo tục lệ Chiêm). Dư luận quần chúng có vẻ khắc nghiệtkhi nghi ngờ về tình cảm của Trần Khắc Chung đối với công chúaHuyền Trân trên chặng đường thủy dài ngày đưa công chúa vềnước. Người ta xót xa thân phận Huyền Trân, một lần nữa, qua tayTrần Khắc Chung. Tiếc thay hột gạo trắng ngần Đem vò nước đục lại vần lửa rơm Nhưng đó chỉ là chuyện đồn đại trong dân gian, không có bằngchứng gì xác thực. Khi Lê Lợi dấy binh chống Minh, khởi đầu ở vùng Thanh Hóa,sau ...

Tài liệu được xem nhiều: