Vấn đề nghĩa của tục ngữ
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 310.88 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1- Một số quan niệm về nghĩa của tục ngữ: 1.1. Tục ngữ là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng. Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian. Điều này giải thích vì sao sự diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và các nhà văn hoá dân gian. Điều đó cũng có nghĩa là tục ngữ, từ lâu đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhác nhau và ở góc độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề nghĩa của tục ngữ Vấn đề nghĩa của tục ngữ1- Một số quan niệm về nghĩa của tục ngữ:1.1. Tục ngữ là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng. Tục ngữ là một hiện tượngngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian. Điều này giải thíchvì sao sự diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và cácnhà văn hoá dân gian. Điều đó cũng có nghĩa là tục ngữ, từ lâu đã được nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhác nhau và ở góc độ nào cũng đem đến cho chúng ta những điều thúvị. Một trong những góc độ thu hút sự quan tâm và cả bàn cãi của thể loại này đó là nghĩacủa tục ngữ. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng tục ngữ có hai loại nghĩa: nghĩa đen vànghĩa bóng. Câu tục ngữ có nghĩa đen là những câu tục ngữ đơn thuần chỉ đúc kết nhữngkinh nghiệm thuộc về các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, các hiện tượng tự nhiênhoặc đề cập đến sự tích lịch sử, đặc điểm địa phương.Trong “Tục ngữ Việt Nam”, khi đề cập về nghĩa của tục ngữ, Chu Xuân Diên viết: “Mộtcâu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng”. Đây là quan niệm đượcnhiều người đồng tình. Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ tronggiáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” thì khẳng định rằng: “ Tục ngữ bao giờ cũng cóhai nghĩa: nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)”. [15,197] Quanniệm này chưa thật sự thuyết phục vì ta thấy có một bộ phận tục ngữ, như chúng tôi đềcập ở trên, chỉ có nghĩa đen mà thôi. Có lẽ khi khẳng định như thế, người ta chỉ chú ý đếnbộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh. Cònnhững câu tục ngữ đúc kết những quy luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệmtrong lao động, chăn nuôi, trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương,vốn chỉ mang nghĩa đen đã không được đề cập. Một định nghĩa cần phải bao quát đượchết tất cả các hiện tượng.Có tác giả không dùng khái niệm “nghĩa đen”, “nghĩa bóng” mà dùng khái niệm “đơnnghĩa”, “nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” như Hoàng Tiến Tựu. Ông viết: “ Có những câu tụcngữ chỉ có một nghĩa (Ví dụ: “Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”, “Một búi cỏ, một giỏphân”,...). Nhưng bộ phận tục ngữ đa nghĩa chiếm tỉ lệ khá lớn, chất lượng khá cao và làbộ phận tiêu biểu nhất của thể loại này” [18,132]. Theo ông: “...tục ngữ có thể chia làmhai loại cơ bản: loại đơn nghĩa và loại đa nghĩa. Những câu tục ngữ thuộc loại đơnnghĩa là những câu chỉ có thể hiểu theo “nghĩa đen”. Ví dụ: - Mưa tháng bảy gãy cành trám - Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô (...) Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa có thể chia thành hai loại: loại thứ nhấtgồm những câu vừa được hiểu theo “nghĩa đen”, vừa có thể (và thường) được hiểu theo“nghĩa bóng”; ví dụ: - Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng - Qua chợ còn tiền, vô duyên càng khỏi nhẵn má (...)loại thứ hai gồm những câu chỉ được dùng theo “nghĩa bóng”; ví dụ: - Chết không muốn, muốn ăn xôi - Có sừng thì đừng hàm trên. Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với những câuđơn nghĩa.” [18, 378- 379] Ta thấy, tuy có sự diễn đạt khác, nhưng về cơ bản, Hoàng Tiến Tựu cũng thốngnhất tục ngữ có hai loại nghĩa và tục ngữ thuộc loại đa nghĩa thực ra là cách gọi khác của“nghĩa bóng “ mà thôi. Khái niệm “nhiều nghĩa” cũng được Bùi Mạnh Nhị dùng trongbài viết “Tục ngữ” được in trong quyển “Văn học dân gian- những công trình nghiêncứu” do ông chủ biên:“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịpđiệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa...” [16,242] Trong “Từ điển văn học” (Bộmới), Chu Xuân Diên cũng nói đến điều này và theo ông tính nhiều nghĩa của tục ngữ làdo được “hình thành bằng cách liên tưởng loại suy.”[10,1879]Khảo sát các ý kiến trên ta thấy, các nhà nghiên cứu dù có sự diễn đạt khác nhau nhưngcó điểm chung là đều cho đại bộ phận tục ngữ có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng haycòn gọi là nghĩa biểu trưng.1.2. Ngoài ra, còn có tác giả đề cập đến một loại nghĩa thứ ba của tục ngữ là nghĩa kháiquát. Trong bài viết “Đạo lí trong tục ngữ”, Nguyễn Đức Dân chỉ ra quá trình tạo nghĩakhái quát này trên cơ sở suy luận chặt chẽ. Ví dụ:“Một người biết lo bằng kho người hay làm” (1) một người + biết lo = kho người + hay làm kho người > một người-----------------------------------------------------------------------> biết lo > hay làm (a)---> trí tuệ > sự cần cù (b)(a) và (b) là hai nghĩa khái quát của (1), và bậc của (a) thấp hơn bậc của (b). [2,64]Nghĩa khái quát cũng được Phan Thị Đào đề cập trong công trình “Tìm hiểu thi pháptục ngữ Việt Nam”. Theo tác giả, tục ngữ có ba nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩahình tượng) và nghĩa khái quát. Về nét nghĩa khái quát này, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề nghĩa của tục ngữ Vấn đề nghĩa của tục ngữ1- Một số quan niệm về nghĩa của tục ngữ:1.1. Tục ngữ là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng. Tục ngữ là một hiện tượngngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian. Điều này giải thíchvì sao sự diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và cácnhà văn hoá dân gian. Điều đó cũng có nghĩa là tục ngữ, từ lâu đã được nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhác nhau và ở góc độ nào cũng đem đến cho chúng ta những điều thúvị. Một trong những góc độ thu hút sự quan tâm và cả bàn cãi của thể loại này đó là nghĩacủa tục ngữ. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng tục ngữ có hai loại nghĩa: nghĩa đen vànghĩa bóng. Câu tục ngữ có nghĩa đen là những câu tục ngữ đơn thuần chỉ đúc kết nhữngkinh nghiệm thuộc về các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, các hiện tượng tự nhiênhoặc đề cập đến sự tích lịch sử, đặc điểm địa phương.Trong “Tục ngữ Việt Nam”, khi đề cập về nghĩa của tục ngữ, Chu Xuân Diên viết: “Mộtcâu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng”. Đây là quan niệm đượcnhiều người đồng tình. Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ tronggiáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” thì khẳng định rằng: “ Tục ngữ bao giờ cũng cóhai nghĩa: nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)”. [15,197] Quanniệm này chưa thật sự thuyết phục vì ta thấy có một bộ phận tục ngữ, như chúng tôi đềcập ở trên, chỉ có nghĩa đen mà thôi. Có lẽ khi khẳng định như thế, người ta chỉ chú ý đếnbộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh. Cònnhững câu tục ngữ đúc kết những quy luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệmtrong lao động, chăn nuôi, trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương,vốn chỉ mang nghĩa đen đã không được đề cập. Một định nghĩa cần phải bao quát đượchết tất cả các hiện tượng.Có tác giả không dùng khái niệm “nghĩa đen”, “nghĩa bóng” mà dùng khái niệm “đơnnghĩa”, “nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” như Hoàng Tiến Tựu. Ông viết: “ Có những câu tụcngữ chỉ có một nghĩa (Ví dụ: “Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”, “Một búi cỏ, một giỏphân”,...). Nhưng bộ phận tục ngữ đa nghĩa chiếm tỉ lệ khá lớn, chất lượng khá cao và làbộ phận tiêu biểu nhất của thể loại này” [18,132]. Theo ông: “...tục ngữ có thể chia làmhai loại cơ bản: loại đơn nghĩa và loại đa nghĩa. Những câu tục ngữ thuộc loại đơnnghĩa là những câu chỉ có thể hiểu theo “nghĩa đen”. Ví dụ: - Mưa tháng bảy gãy cành trám - Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô (...) Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa có thể chia thành hai loại: loại thứ nhấtgồm những câu vừa được hiểu theo “nghĩa đen”, vừa có thể (và thường) được hiểu theo“nghĩa bóng”; ví dụ: - Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng - Qua chợ còn tiền, vô duyên càng khỏi nhẵn má (...)loại thứ hai gồm những câu chỉ được dùng theo “nghĩa bóng”; ví dụ: - Chết không muốn, muốn ăn xôi - Có sừng thì đừng hàm trên. Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với những câuđơn nghĩa.” [18, 378- 379] Ta thấy, tuy có sự diễn đạt khác, nhưng về cơ bản, Hoàng Tiến Tựu cũng thốngnhất tục ngữ có hai loại nghĩa và tục ngữ thuộc loại đa nghĩa thực ra là cách gọi khác của“nghĩa bóng “ mà thôi. Khái niệm “nhiều nghĩa” cũng được Bùi Mạnh Nhị dùng trongbài viết “Tục ngữ” được in trong quyển “Văn học dân gian- những công trình nghiêncứu” do ông chủ biên:“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịpđiệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa...” [16,242] Trong “Từ điển văn học” (Bộmới), Chu Xuân Diên cũng nói đến điều này và theo ông tính nhiều nghĩa của tục ngữ làdo được “hình thành bằng cách liên tưởng loại suy.”[10,1879]Khảo sát các ý kiến trên ta thấy, các nhà nghiên cứu dù có sự diễn đạt khác nhau nhưngcó điểm chung là đều cho đại bộ phận tục ngữ có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng haycòn gọi là nghĩa biểu trưng.1.2. Ngoài ra, còn có tác giả đề cập đến một loại nghĩa thứ ba của tục ngữ là nghĩa kháiquát. Trong bài viết “Đạo lí trong tục ngữ”, Nguyễn Đức Dân chỉ ra quá trình tạo nghĩakhái quát này trên cơ sở suy luận chặt chẽ. Ví dụ:“Một người biết lo bằng kho người hay làm” (1) một người + biết lo = kho người + hay làm kho người > một người-----------------------------------------------------------------------> biết lo > hay làm (a)---> trí tuệ > sự cần cù (b)(a) và (b) là hai nghĩa khái quát của (1), và bậc của (a) thấp hơn bậc của (b). [2,64]Nghĩa khái quát cũng được Phan Thị Đào đề cập trong công trình “Tìm hiểu thi pháptục ngữ Việt Nam”. Theo tác giả, tục ngữ có ba nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩahình tượng) và nghĩa khái quát. Về nét nghĩa khái quát này, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghĩa của tục ngữ kho tàng ca dao ca dao tục ngữ tục ngữ việt nam câu nói dân gian cao dao tuyển chọnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh 'Tháng Giêng ăn ăn nghiêng bồ thóc'
3 trang 177 0 0 -
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 86 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 51 1 0 -
Viết đoạn văn so sánh dựa trên đề tài câu tục ngữ 'Một kho vàng không bằng một nang chữ'
2 trang 42 0 0 -
23 trang 41 0 0
-
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam: Phần 2 - Trần Tùng Chinh
59 trang 38 0 0 -
Một số bài ca dân gian lỡ duyên
4 trang 35 0 0 -
Cấu trúc và thi pháp - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
108 trang 31 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 1
58 trang 31 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tục ngữ Việt Nam về đức của con người
74 trang 25 0 0