Danh mục

Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 82.70 KB      Lượt xem: 85      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu những quan niệm, những biểu hiện về bình đẳng giới của nhân dân ta trước đây khá toàn diện và sâu sắc, được phản ánh rõ nét qua kho tàng ca dao, tục ngữ của người Việt, từ đó góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0001 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 3-6 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC QUA CA DAO, TỤC NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT Lã Nhâm Thìn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc nghiên cứu về giới và vận dụng lí thuyết về giới trong nghiên cứu văn học mới được tiến hành ở Việt Nam khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây. Từ góc độ giới, chúng ta thường nhìn lại quá khứ bằng cái nhìn phủ định, khắc phục hạn chế về sự bất bình đẳng hơn là cái nhìn khẳng định, tiếp thu những biểu hiện của bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc. Bài viết này nghiên cứu những quan niệm, những biểu hiện về bình đẳng giới của nhân dân ta trước đây khá toàn diện và sâu sắc, được phản ánh rõ nét qua kho tàng ca dao, tục ngữ của người Việt, từ đó góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. Từ khóa: Bình đẳng giới, truyền thống dân tộc, ca dao, tục ngữ của người Việt. 1. Mở đầu Giới và bình đẳng giới là các khái niệm của thời hiện đại. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khái niệm giới mới được đưa vào Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 80 thế kỉ XX, đồng thời khái niệm giới gắn liền với ý tưởng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giữa nam và nữ - ý tưởng vốn đã bắt rễ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong mấy chục năm qua [1;72]. Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của thời hiện đại. Dường như bình đẳng giới là điều đã từng được đặt ra trong trường kì lịch sử, trong truyền thống lâu đời của dân tộc, được phản ánh trong đời sống xã hội, đời sống văn hoá, văn học của người Việt, đặc biệt là qua kho tàng văn học dân gian [2]. Mặc dù trước đây chưa sử dụng khái niệm giới cũng như lí thuyết về giới nhưng những công trình nghiên cứu về văn học dân gian, về văn học viết trung đại Việt Nam, khi nói về người phụ nữ với những bi kịch và khát vọng là đã đề cập tới vấn đề giới ở một khía cạnh cơ bản nhất: bình đẳng giới. Chỉ có điều, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ mà ít đến với một thực tế khác: ngay trong truyền thống dân tộc, người phụ nữ đã có những lúc từng được bình đẳng. Thực tế này được phản ánh qua ca dao, tục ngữ của người Việt. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ góc độ giới, chúng ta thường nhìn lại quá khứ bằng cái nhìn phủ định, khắc phục hạn chế hơn là cái nhìn khẳng định, tiếp thu. Điều này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ những xã hội Ngày nhận bài: 19/12/2014 Ngày nhận đăng: 05/4/2015 Liên hệ: Lã Nhâm Thìn, e-mail: lathindhsp@yahoo.com 3 Lã Nhâm Thìn trong quá khứ là xã hội bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng về xã hội tất yếu dẫn đến sự bất bình đẳng về giới. Ở Việt Nam, xã hội phong kiến - Nho giáo đã tồn tại hàng ngàn năm. Quan niệm Nho giáo, như chúng ta biết, về cơ bản là không công bằng đối với người phụ nữ. Thế nhưng, từ một cái nhìn phản biện, ta lại nhận ra sự bình đẳng giới ngay trong quá khứ, ngay ở một đất nước mà xã hội phong kiến - Nho giáo đã tồn tại vững chắc tới gần một thiên niên kỉ. Từ một cái nhìn phản biện, ta lại nhìn quá khứ với cái nhìn kế thừa, phát huy truyền thống bình đẳng giới của dân tộc Việt Nam. 2.2. Điều thật sự đáng ngạc nhiên và rất có ý nghĩa là những quan niệm, những biểu hiện về bình đẳng giới của nhân dân ta trước đây lại khá toàn diện và sâu sắc. Toàn diện bởi vì sự bình đẳng giới có cả trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong gia đình và ngoài xã hội, trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Sâu sắc bởi vì vai trò người phụ nữ được khẳng định, đề cao một cách tinh tế, không thái quá, cực đoan đến mức phủ nhận vai trò của nam giới. 2.3. Những biểu hiện về bình đẳng giới của nhân dân ta trước đây được phản ánh khá rõ nét qua kho tàng ca dao, tục ngữ - kho tàng lưu giữ tri thức, tâm hồn, tình cảm của người Việt. 2.3.1. Bình đẳng giới trước hết là sự khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ, đặc biệt là sự đề cao thiên chức của họ, không đơn thuần là thiên chức về giới tính (sex) mà là thiên chức về giới (gender). Người phụ nữ không những là bà mẹ sinh thành mà còn là bà mẹ nuôi và dưỡng cả thể chất và tinh thần, tình cảm của mỗi con người: Cha sinh không tày mẹ dưỡng. Chữ dưỡng chứa đựng trong nội hàm của nó yếu tố giáo dục. Với vai trò này, người mẹ giữ vị trí quan trọng, tới mức quyết định nhân cách của con cái: - Con dại cái mang - Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà - Mẹ ngoản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: