Ca dao về những ngôi chùa Đào Đức ChươngCác ngôi chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như các chùa ở Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan và Cao Miên; nhưng rải rác đó đây, đâu đâu cũng có chùa. Từ những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa kiến trúc bằng những vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ, thanh thoát và tịch mịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca dao về những ngôi chùa Ca dao về những ngôi chùa Đào Đức ChươngCác ngôi chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như các chùa ởẤn Độ, Trung Hoa, Thái Lan và Cao Miên; nhưng rải rác đó đây,đâu đâu cũng có chùa. Từ những thảo am trong thôn xóm hẻo lánhđến những ngôi chùa kiến trúc bằng những vật liệu kiên cố tại cácđô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ, thanh thoát và tịch mịch.Thiên nhiên đã tô điểm cho cảnh chùa và ngược lại chùa chiềncũng làm tôn vẻ đẹp của thiên nhiên.Chùa ở Việt Nam không chỉ là chỗ tôn nghiêm thờ phượng để bổnđạo đến lễ Phật mà còn là nơi tụ họp của dân chúng vào những dịplễ như hành hương, rước đảo vũ, chay đàn, đổ giàn..., thậm chí cảnhững cuộc vui chơi như bài chòi, hát bội cũng có khi tổ chức tạisân chùa. Dân chúng đến đình làng phải khép nép vì sợ có sự phânbiệt rõ ràng giữa thứ dân với hào mục, ngay cả trong hàng quan lạivề làng cũng phân biệt nhau theo học vị và phẩm trật. Lệ làng, kẻcó chức tước bao giờ cũng được ăn trên ngồi trốc. Trái lại, cửathiền luôn luôn rộng mở, chúng sinh được bình đẳng an vui, vì vậychùa chiền rất gần gũi với dân chúng.Qua ca dao, dân làng bày tỏ tình cảm quyến luyến với chùa chiền:Dù ai buôn đâu bán đâu,Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.Dù ai buôn bán trăm nghề,Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.và cảm thấy mất mát khi xa cách:Vì ai nên nỗi sầu nàyChùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau.Chùa ở Bắc NinhNgôi chùa xưa nhất và cũng là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam cótừ thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch (thời Sĩ Nhiếp) là chùa Dâu. Chùađược dựng gần nha môn Sĩ Vương, nơi có thành Luy Lâu là thủphủ của xứ Giao Chỉ (đời Đông Hán) sau đổi là Giao Châu (đờiTam Quốc). Nay chùa thuộc làng Khương Tự, xã Thanh Khương,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng 30 km.Chùa Dâu tên chữ là Thiền Định tự (thời Lý Trần) hay Diên Ứngvà Pháp Vân, vì trong chùa có thờ tượng bà Pháp Vân, vị thần nổitiếng cầu mưa rất linh ứng, là một trong Tứ Pháp: Pháp Vân, PhápVũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tuy chùa có nhiều tên chữ, nhưng dânchúng vẫn quen gọi tên nôm là chùa Dâu. Có sách cho rằng đó làdo tượng bà Man Nương, người sáng lập ngôi chùa này, được tạcbằng gỗ dâu. Sách khác viết rằng vì trước mặt chùa có sông Dâucũng như tọa lạc trên làng Dâu nên tên chùa được gọi theo đấy.Theo Đại Việt sử ký toàn thư (1) và các tài liệu khác, chùa Dâuđược xây cất lại và được trùng tu nhiều lần. Năm Tân Tị (1161)đời Lý Anh Tông (1138-1175), chùa Dâu được xây cất lại. Đếncuối thế kỷ 13, Mạc Đỉnh Chi (1280-1350) sửa sang và dựng tháp9 tầng, xây cầu 9 nhịp. Tháp cao đến nỗi: “Dù ai buôn đâu bán đâu,hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”. Ngày nay, tháp chỉ còn có 3tầng, nhờ tấm bia bằng đá xanh dựng nơi chân tháp, người ta mớibiết được tháp này có tên là Hòa Phong, tái thiết vào năm MậuNgọ (1738) đời Lê Ý Tông (1735-1740) do Thiền sư Tính Mộ vàđệ tử xây dựng trên nền tháp cũ đã đổ nát và chùa cũng được sửachữa vào dịp này. Đến năm 1917, chùa được trùng tu một lần nữa.Hằng năm, hội Dâu mở vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Lễ hộicó những đám rước rất lớn, cờ lọng rợp trời, kèn chiêng trống tưngbừng. Theo Chùa xưa tích cũ của Nguyễn Bá Lăng, dân chúng 11xã trong tổng Khương Tự tham gia lễ hội từ mồng 8 đến mồng 10.Đầu tiên là đám rước Sĩ Nhiếp cùng vương nữ là Ngọc Tiên côngchúa đến chùa Dâu làm lễ, xong rước về bản đền ở làng Lũng Khê.Cũng trong ngày mồng 8, ba đám rước cùng lúc các tượng PhápVũ ở chùa Thành Đạo làng Đông Cốc, tượng Pháp Lôi ở chùa PhiTương làng Thanh Tương, và tượng Pháp Diện ở chùa Trí Quảlàng Phương Quan đến chùa Dâu, hội cùng với tượng Pháp Vân.Sau đó rước cả 4 vị đến chùa Mãn Xá bên kia sông Dâu, làm lễkính yết bà Man Nương. Xong, rước 4 tượng về lại chùa Dâu nghỉđêm. Sáng mồng 9, lại rước Tứ Pháp đến đền Sĩ Nhiếp làm lễ, sauđó rước đi trình diễn khắp tổng, chiều tối lại rước về nghỉ ở chùaDâu. Ngày mồng 10, rước 3 tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi và PhápĐiện trở về chùa riêng của mỗi vị.Bắc Ninh không những có trung tâm Phật giáo Luy Lâu được hìnhthành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo đầu tiên của Trung Hoalà Bình Thành và Lạc Dương (kinh đô nhà Hán, bên sông HoàngHà), Bắc Ninh còn là nơi được xây nhiều chùa chiền dưới thời Lý.Theo Đại Nam nhất thống chí (2) và các tài liệu khác thì ở tổngLãm Sơn có 16 xã nằm quanh khu núi đồi, cảnh trí sông núi âm utịch mịch nên có nhiều chùa cổ. Nơi sườn núi phía nam thuộc xãNam Sơn có chùa Đại Lãm, tục gọi là chùa Dạm. Năm 1086, LýNhân Tông cho dựng chùa. Năm sau (Quang Hựu thứ 3), nhà vuangự giá khánh thành. Vua mở tiệc đêm tại chùa, đãi yến các quanvà chính nhà vua làm 2 bài thơ Lãm Sơn dạ yến. Năm Long Phùthứ 5 (1105), Nhân Tông còn dựng 3 tháp bằng đá tại chùa này.Chùa đã đổ nát từ lâu, nay chỉ còn lại vết tích 4 lớp nền xẻ vàosườn núi với vài dấu vết nền đá và một cây cột đá lớn dựng ở lốilên bên phải của bậc nền thứ hai, chứng tỏ chùa được xây trên mộtdiện tích bề dài khoản ...