Ca dao Việt Nam về chủ đề than thân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca dao Việt Nam về chủ đề than thânCa dao Việt Nam về chủ đề than thân Ai về đợi với em cùng Thân em nay bắc mai đông một mình Chi bằng ruộng tốt rừng xanh Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà! Anh nói với em như rìu chém xuống đá Như rạ chém xuống đất,Như mật rót vào tai Bây giờ anh đã nghe ai Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.” Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn Cái vành khăn em vấn đã tròn Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng Nỡ dang tay em dứt tơ hồng Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy Ánh phong lưu son phấn đọa ày Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương Dẫu may ra tán tía tàn vàng Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời Chị em ơi thế cũng kiếp người Anh có thương thì thương cho chắc Có trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng. Bướm vàng đậu đọt mù u, Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn. Buồn riêng rồi lại tủi thầm, Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai. Biết chừng nào con cá ra khỏi vực, Biết chừng nào hết khổ cực thân em ? Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối, Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan. Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan, Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười. Bữa cơm múc nước rửa râu Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm Đêm đêm dắt cụ đi nằm Than thân phận gái ôm lưng lão già Ông ơi ông buông tôi ra Kẻo người ta thấy, người ta chê cười. Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non, Nàng về nuôi cái cùng con, Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng, Chân đi đá lại dùng dằng, Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con. Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao, Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Chồng chị chị để trên bàn Phòng khi đi chợ mua màn về che Thân em như cái chổi để đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân. Đường xa muôn dặm sơn hà, Thân em trôi nổi biết là về đâu. Nao nao mặt nước gợn sầu Gẫm câu nhân thế ruột đau như chín. Lênh đênh ba bốn thuyền kề, Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu. Vì tằm em phải hái dâu, Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong. Lênh đênh chiếc bách giữa dòng, Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì. Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm trực tiết còn gì là xuân? Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng. Em đã bảo mẹ rằng đừng Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài. Một tay thì cắp hỏa mai, Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền. Tùng tùng trống đánh ngũ liên, Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa. Ngày xưa anh bủng anh xanh, Tay tôi nâng chén thuốc, tay tôi đèo múi chanh. Bây giờ anh khỏi anh lành, Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi. Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu. Chàng ơi phụ thiếp làm chi, Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng. Người ta rượu sớm trà trưa, Thân em đi sớm về trưa cả đời. Lạy trời ứng nghiệm một lời, Cho em gặp được một người em thương. Người ta bán vạn mua ngàn, Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui. Người ta đi đôi về đôi, Thân em đi lẻ về côi một mình. Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ởi nếm thử mà xem, Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi. Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Thân em như hạt mưa sa, Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày. Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như cá giữa rào, Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai? Thân em như cam quýt bưởi bòng Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon. Thân em như con hạc đầu đình, Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay. Thân em như ớt chín cây, Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. Thân em như giếng giữa đàng, Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Thân em như miếng cau khô, Người thanh tha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thành ngữ chọn lọc thành ngữ việt nam tục ngữ- thành ngữ văn học việt nam bài ca dao hayGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 124 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 106 0 0 -
112 trang 103 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 99 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
26 trang 88 0 0
-
229 trang 83 0 0