Danh mục

Cá La Hán: Các bệnh thường gặp P.3: Bệnh lủng đầu

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita (Hexamatiasis)... Nguyên nhân: Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita (Hexamatiasis). Bệnh này rất phổ biến ở cá hoang dã và cả cá nuôi. Một số loài cá cichlid hay bị mắc bệnh này như cá đĩa, cá ông tiên, tai tượng châu Phi và nay là cá La Hán. Đây là loại bệnh rất dễ lây nhiễm và khó chữa trị. Triệu chứng: Những lỗ mủ nhỏ màu trắng, nâu hay vàng xuất hiện ở vùng xung quanh đầu cá....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cá La Hán: Các bệnh thường gặp P.3: Bệnh lủng đầu Cá La Hán: Các bệnh thường gặp - P.3: Bệnh lủng đầu Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita (Hexamatiasis)... Nguyên nhân: Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita (Hexamatiasis). Bệnh này rất phổ biến ở cá hoang dã và cả cá nuôi. Một số loài cá cichlid hay bị mắc bệnh này như cá đĩa, cá ông tiên, tai tượng châu Phi và nay là cá La Hán. Đây là loại bệnh rất dễ lây nhiễm và khó chữa trị. Triệu chứng: Những lỗ mủ nhỏ màu trắng, nâu hay vàng xuất hiện ở vùng xung quanh đầu cá. Khuẩn đơn bào Hexamita cũng thường xuất hiện bên trong ruột cá và gây bệnh đường ruột. Cá bỏ ăn, gầy ốm, sậm màu, phân dạng sợi màu trắng, vây teo, lờ đờ và treo đầu lên mặt nước. Lỗ trên đầu là vết thương hở mà các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài có thể thừa cơ tấn công, bệnh lủng đầu thường kéo theo bệnh lồi mắt. Cá bị mắc bệnh lủng đầu và bệnh lao thường bị vi khuẩn tấn công gây bệnh lồi mắt. Đây là dạng bệnh cơ hội khi sức đề kháng của cá bị giảm sút. Chữa trị: Thay 75% nước, làm vệ sinh máng lọc và nền đáy. Nghiền nát metronidazole trong nước ấm 90 độ C để thuốc tan hoàn toàn. Hoà thuốc vào hồ với tỷ lệ 500 mg/40 lít nước. Chữa trị liên tục từ 10-15 ngày và dài hơn nếu thấy cần thiết. Quan sát phân của cá để biết mức độ hồi phục. Có thể dùng kết hợp với blue methylene để đề phòng những bệnh nhiễm khuẩn thứ phát. Trên thực tế, thuốc không thẩm thấu qua mang nên để gia tăng hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể cho cá ăn thức ăn có tẩm thuốc, bằng không hãy dùng xi-lanh bơm dung dịch thuốc trực tiếp vào họng cá. Khuẩn đơn bào Hexamita phát triển mạnh ở nhiệt độ thấp vì vậy bạn nên tăng nhiệt độ lên 31-32 độ C để hạn chế sự phát triển của chúng đồng thời gia tăng hoạt tính của thuốc. Phòng bệnh: Thay nước thường xuyên và cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bệnh tật. Hạn chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn chỉ. Bằng không, bạn phải rửa thật sạch hoặc nuôi cách ly cá mồi một thời gian trước khi cho cá ăn. Mùa lạnh, bạn nên sưởi cho cá vào ban đêm.

Tài liệu được xem nhiều: