Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Tài chính ngân hàng có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu 'Các bài tham luận hội thảo chuẩn' dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn những nội dung về chính sách huy động nguồn vốn oda và các khoản vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong bối cảnh hậu oda và tác động tới Việt Nam, định hướng thu hút vốn oda tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bài tham luận hội thảo chuẩn ĐỀ DẪN HỘI THẢO Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam (Đà Nẵng, ngày 07/8/2015) GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Kính thưa đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thưa đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thưa đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Thưa các đồng chí lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, các đại biểu quốc tế cùng toàn thể quý vị đại biểu! Thực hiện chương trình công tác năm 2015, hôm nay, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam”. Thay m t L nh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý vị đại biểu tham dự Hội thảo và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Thưa quý vị đại biểu, Trong hơn 20 năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút các nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo đ được khẳng định và nhấn mạnh trong các Nghị quyết, đ c biệt Văn kiện Đại hội XI đ nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”. Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Ch nh phủ đ an hành 05 Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Nghị định sau tiến bộ hơn Nghị định trước theo hướng đồng bộ và nhất quán hơn với hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư công, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, tiệm cận với các chuẩn mực và phù hợp thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ có sự đồng hành đáng tin cậy của cộng đồng hơn 50 nhà tài trợ quốc tế, hoạt động hợp tác phát triển trong hầu hết các ngành, lĩnh vực và trên địa bàn của tất cả các tỉnh và thành phố với quy mô vốn ODA cam kết khoảng 80 tỉ đô la 1 Mỹ thông qua hơn 20 Hội nghị CG từ năm 1993 đến nay, đ góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là: (1)- Góp phần thực hiện ch nh sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo niềm tin, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam. (2)- Các khoản ODA đ ký trong hơn 20 năm qua, ình quân khoảng 3 tỷ USD/năm là nguồn tài ch nh đáng kể, hỗ trợ sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. (3)- Hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển, cải cách hành chính công, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật, hoạt động tuyên truyền và đào tạo pháp luật, đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam. (4)- Góp phần quan trọng tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội của các ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo.v.v...); phát triển sản xuất nông nghiệp; xóa đói giảm nghèo; cải thiện môi trường; giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. (5)- Hỗ trợ tăng cường năng lực con người thông qua các hoạt động đào tạo trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ, cung cấp tri thức, chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến về quản lý kinh tế và xã hội. Với những kết quả nói trên, Việt Nam được đánh giá là một mô hình thành công trong huy động và sử dụng ODA. Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế yếu kém là: (1)- Năng lực hấp thụ ODA của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân ODA so với nguồn vốn ODA đ ký còn rất thấp, tính chung mới đạt khoảng 63%. (2)- Thiết kế một số chương trình, dự án ODA chưa sát với thực tế, phân bổ ODA còn dàn trải; việc lồng ghép ODA với một số chương trình mục tiêu quốc gia còn trùng l p. (3)- Hiệu quả sử dụng đầu tư công nói chung, ODA nói riêng còn thấp. Đây cũng là một trong các nguyên nhân tác động đến tính bền vững và an toàn của nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. 2 (4)- Công tác quản lý ODA còn bất cập, còn có những sai phạm về vi phạm các quy định ODA của Chính phủ và của nhà tài trợ.v.v… Thưa quý vị đại biểu, Việt Nam đ từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước có thu nhập trung ình. Đây là một thành công lớn nhưng cũng đ t ra thách thức trong tương lai không xa, Việt Nam không còn nhận được ODA dồi dào như trước, phải tiếp cận, huy động cả các nguồn vốn đắt hơn với các điều kiện khắt khe hơn. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về ch nh sách để phù hợp với bối cảnh mới như thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ, phương thức hợp tác phát triển và chính sách viện trợ (gồm mở rộng đối tượng, lĩnh vực nhận viện trợ, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao vai trò, vị thế và lợi ích quốc gia của nhà tài trợ)… đang đ t ra nhiều thách thức trong việc nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i trong thời gian tới. Trong khuôn khổ Hội thảo với chủ đề “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ...