Nhắc đến các tranh minh họa trong sách của Trung Hoa, người ta thường liên tưởng ngay đến những bộ truyện tranh liên hoàn, các độc giả Việt Nam trong thế kỷ hai mươi hẳn không ít người mang trong tâm trí những ấn tượng đậm nét về những bản chuyển thể truyện tranh liên hoàn của các tác phẩm văn học kinh điển Trung Hoa như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, ... Truyện tranh liên hoàn là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi ở Trung Quốc, được thừa hưởng tinh hoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC BẢN IN TRANH MINH HỌA THỜI NHÀ MINH
CÁC BẢN IN TRANH MINH
HỌA THỜI NHÀ MINH
Nhìn trộm - tranh minh họa của Trần Hồng (thời
Minh)
Nhắc đến các tranh minh họa trong sách của Trung Hoa, người ta
thường liên tưởng ngay đến những bộ truyện tranh liên hoàn, các độc
giả Việt Nam trong thế kỷ hai mươi hẳn không ít người mang trong tâm
trí những ấn tượng đậm nét về những bản chuyển thể truyện tranh liên
hoàn của các tác phẩm văn học kinh điển Trung Hoa như “Tam quốc
diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, ... Truyện tranh liên hoàn là một loại hình
nghệ thuật mới xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi ở Trung Quốc, được thừa
hưởng tinh hoa từ hội họa truyền thống Trung Hoa và truyện tranh
phương Tây, ngoài ra còn có một yếu tố quan trọng góp phần vào sự
thành công trên khắp thế giới của truyện tranh liên hoàn Trung Quốc,
đó là nghệ thuật khắc bản in tranh đã được hình thành và phát triển ở
Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay.
Có nhiều giả định về thời gian ra đời của nghệ thuật khắc bản in Trung
Hoa, có cách nói là thời Hán, có thuyết nói thời Đông Phổ hay Tùy
Đường. Hiện nay tác phẩm in bản khắc cổ nhất được tìm thấy ở Trung
Quốc là bức vẽ ở đầu cuốn Mật kinh kim cương Ban Nhược Ba La (gọi
tắt là kinh Kim Cương), theo thời gian ghi trên cuốn kinh này thì tác
phẩm có niên đại là năm 868 sau công nguyên. Hiện nay đã phát hiện
được nhiều tác phẩm in khắc thời Đường với đề tài chính là tôn giáo.
Nghệ thuật khắc bản in được phát triển ở Trung Quốc qua các thời đại
và đến hai triều đại sau cùng là nhà Minh thì đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt
phát triển là những bức minh họa in trong các tập kịch và tiểu thuyết.
Tranh minh họa là một công cụ phổ cập tuyệt vời, tiểu thuyết, kịch,
sách tôn giáo, Nho học, nữ công, … đều được in với các tranh minh
họa. Những bức tranh minh họa này được in bằng những bản khắc gỗ
được khắc tỉ mỉ công phu, có nhiều hình ảnh đến từ cuộc sống thật.
Những bức minh họa còn được dùng để biến những tri thức khoa học
kỹ thuật thành các hình ảnh để giới thiệu cho người xem, trở thành một
loại sơ đồ có tác dụng thuyết minh lớn. Từ đời Tống trở lại nghệ thuật
khắc bản in được liên kết với thương nhân buôn bán sách để đặt ra một
tiêu chuẩn cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường: các sách
Yếu thuật tề dân (thủ công nghiệp), Nông chính toàn thư (nông
nghiệp), Quân khí đồ thuyết (quân sự), Viêm kinh, Thảo bản (y dược),
và một số tài liệu địa phương đều dùng tranh minh họa.
Các tác phẩm văn học đóng góp nhiều nhất trong việc phát triển nghệ
thuật in khắc, đặc biệt là văn học thị dân thể hiện cuộc sống phong phú
đa dạng, chỉ rõ các mâu thuẫn xã hội, phân chia thiện ác với một số
hiện tượng xã hội, đi sâu vào khắc họa tư tưởng tình cảm và nguyện
vọng của nhân dân. Mặc dù trong các tác phẩm văn học đó vẫn có
những rào cản có tính phong kiến, thời Minh giới sĩ phu vẫn muốn đưa
tư tưởng của bản thân vào đó nhưng kịch và tiểu thuyết của thị dân luôn
giàu tính quần chúng nhất, thị hiếu của nhân dân và các phán xét đạo
đức quyết định tính nghệ thuật của nền văn học này. Nội dung về cuộc
sống mà kịch và tiểu thuyết cung cấp chính là nguồn sống của nghệ
thuật tranh in khắc.
Hàng Châu và Kiến An là những khu vực tiên phong của nghệ thuật in
khắc trong thời Tống và thời Nguyên. Đến thế kỷ 14, Nam Kinh sau
khi trở thành thủ đô của Chu Nguyên Chương thì công nghiệp in ấn
Nam Kinh cũng từ đó mà phát triển lên, đến thế kỷ 16 thì Nam Kinh trở
thành trung tâm của nghệ thuật in bản khắc.
Thời Nguyên họ Vu ở Kiến An có những tác phẩm in tiêu biểu là bộ
Toàn tướng tam quốc chí bình thoại, Toàn tướng kế tiền Hán thư bình
thoại, ... Bố cục đều là tranh trên chữ dưới, tuy phần chữ là chính
nhưng các bức tranh đã có tính chất của tranh liên hoàn. Cảnh vật trong
tranh đơn giản, không chú trọng thể hiện chiều sâu không gian, hình
nhân vật được vẽ rất sinh động chân thực, thậm chí đi âu vào chi tiết,
có thể thấy mục đích chủ yếu là khắc họa nhân vật. Phong cách tranh
minh họa của Kiến An trực tiếp ảnh hưởng đến Nam Kinh.
Những bộ tranh minh họa sách truyền kỳ mà Phúc Xuân đường và Thế
Đức đường ở Nam Kinh có thể lấy làm tiêu biểu minh chứng cho sự
ảnh hưởng của phong cách Kiến An đến nghệ thuật tranh in khắc Nam
Kinh. Các bộ truyền kỳ Phúc Xuân đường khắc đều là tác phẩm của các
tác giả vô danh, mười loại truyền kỳ một bộ, có mười bộ, tổng cộng có
một trăm loại truyện truyền kỳ. Nội dung đa dạng, có chuyện lịch sử,
anh hùng và truyền thuyết, các truyền thuyết và những chuyện tình yêu
lưu truyền trong dân gian. Truyền kỳ là một loại hình kịch nở rộ ở
Giang Nam thời Minh, sách truyền kỳ của Phúc Xuân đường và Thế
Đức đường có hình thức tương đồng, mỗi cuốn đều có mười mấy bức
tranh minh họa rộng kín trang giấy, bản in có nét khắc mạnh, cứng và
sử dụng những nét đen thô, hình ảnh nhờ thế mà nổi bật lên, bối cảnh
đơn giản nhưng được bố cục dựa theo cảnh sân khấu, người đang đi
trên đường và người đang ngồi đợi ở nhà có thể cùng lúc xuất hiện
trong một khuôn hình, đó là bởi vì: cảnh trong và ngoài nhà khô ...