Danh mục

Các bệnh mạch máu não và tủy sống

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 735.41 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tìm hiểu về hôn mê, chết não và các trạng thái rối loạn ý thức; thiếu máu não cục bộ tạm thời; dị dạng động - tĩnh mạch (Arterio veinous malformations - AVMs); tai biến mạch máu não; chảy máu não...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh mạch máu não và tủy sống CHƯƠNG ICÁC BỆNH MẠCH MÁU NÃO VÀ TỦY SỐNG 9 HÔN MÊ, CHẾT NÃO VÀ CÁC TRẠNG THÁI RỐI LOẠN Ý THỨC10 Nguyễn Xuân Thản 1. Đại cương. 1.1. Tóm tắt về giải phẫu chức năng của não: Đại não được chia ra thành các tầng: - Vỏ não. - Tổ chức dưới vỏ não. - Đồi thị. - Gian não. - Não giữa (cuống não). - Cầu não. - Hành não. Vỏ não của người ngoài chức năng là những trung khu cấp cao của các hệvận động, cảm giác, giác quan và các chức năng điều hoà phối hợp, kiểm soát cáchoạt động của các tầng phía dưới của hệ thần kinh, nó còn có hoạt động về ýthức. Ý thức là sự nhận biết về môi trường xung quanh, sự đáp ứng chủ động vớicác kích thích từ bên ngoài, nhờ đó người ta có thể tiếp xúc với người khác vàmôi trường xung quanh. Hoạt động về ý thức của vỏ não được duy trì, được hoạthoá bởi hệ thống lưới hoạt động đi lên (reticular activating system - RAS). Cấutrúc này nằm từ thân não lên tới trung tâm của hai bán cầu đại não. Khi hệ thốngnày bị tổn thương hoặc bị mất chức năng hoạt hoá, vỏ não sẽ bị ức chế sâu sắc,quá trình ức chế này lan sâu xuống các tầng phía dưới của não. Ở tổ chức dưới vỏ não, ngoài các đường dẫn truyền thần kinh còn có cácnhân xám như: nhân bèo xẫm, nhân bèo nhạt, nhân đuôi... Chức năng của cácnhân này là điều hoà trương lực cơ, là trung khu của các vận động không tuỳ ý vàtham gia khởi động các vận động chủ ý. Khi rối loạn chức năng ở vùng này ta cóthể thấy các triệu chứng rối loạn vận động không tuỳ ý, rối loạn trương lực cơ. Đồi thị ngoài chức năng là trạm dẫn truyền cảm giác, giác quan, còn có vaitrò làm thức tỉnh vỏ não, tổn thương đồi thị hai bên cũng gây hôn mê. Ở gian não: gồm nhiều nhóm nhân có các chức năng điều hoà hoạt động thầnkinh thực vật, thân nhiệt, chuyển hoá và nội tiết. Khi quá trình bệnh lý ảnh hưởngđến khu vực này sẽ gây nên những triệu chứng rối loạn chức năng trên. Ở não giữa (cuống não): ngoài các đường dẫn truyền thần kinh đi qua, còn cónhân đỏ và liền đen ở phía trên nhân dây thần kinh III và IV. Đặc biệt cần chú ýtrung khu phản xạ đồng tử với ánh sáng là nhân thực vật của dây thần kinh IIInằm ở đây. Khi phản xạ này mất chứng tỏ tổn thương đã xuống đến cuống não.Tổ chức lưới nằm ở đây có chức năng chính làm hoạt hoá, thức tỉnh vỏ não, tổnthương tổ chức này sẽ gây hôn mê. Ở cầu não: cần chú ý đến phản xạ giác mạc và cung phản xạ được thực hiệnbằng đường vào là dây thần kinh V và đường ra do dây thần kinh VII đảm nhiệm. 11 Ở hành não: có trung khu quan trọng như trung khu của phản xạ nuốt, trungkhu hô hấp, tim mạch. Khi quá trình bệnh lý ảnh hưởng tới hoạt động tim mạchvà hô hấp sẽ đe doạ nghiêm trọng tính mạng của bệnh nhân. 1.2. Cơ chế bệnh sinh hôn mê: Hôn mê là trạng thái bệnh lý biểu hiện bằng mất ý thức, mất vận động chủđộng và mất đáp ứng ngôn ngữ; rối loạn các phản xạ và thần kinh thực vật tuỳtheo mức độ hôn mê. + Tổn thương bệnh lý gây hôn mê: những nghiên cứu gần đây đã xác định vịtrí tổn thương của não gây hôn mê gồm: - Do tổn thương hệ thống lưới hoạt hoá đi lên vỏ não (reticular activatingsystem - RAS) nằm ở phần thân não (đặc biệt là ở não giữa) và đồi thị. Tổn thươngở đây làm vỏ não mất hoạt hoá, bị ức chế, mất khả năng thức tỉnh, dẫn đến hôn mê. - Do tổn thương ở vỏ não lan rộng ở cả hai bán cầu hoặc tổn thương nặng ởmột bán cầu đại não gây tổn thương thứ phát lên cấu trúc lưới lên ở thân não vàđồi thị. Về tính chất tổn thương gồm hai loại chính: - Tổn thương đại thể tổ chức não, như u não, chảy máu não, viêm não, chấnthương đụng dập não, v.v... - Tổn thương vi thể tế bào thần kinh, như tổn thương não do nhiễm độc, dorối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết. Thường thấy hai loại tổn thương trên kết hợp với nhau. + Cơ sở sinh bệnh trong hôn mê: Hoạt động ý thức bao gồm hai chức năng: - Chức năng thức tỉnh: biểu hiện bằng đáp ứng mở mắt (mở mắt tự nhiênhoặc khi kích thích). - Chức năng nhận thức:biểu hiện bằng đáp ứng vận động (vận động chủđộng) và đáp ứng ngôn ngữ (lời nói có nghĩa). Khi cả hai chức năng trên mất bệnh nhân ở trạng thái hôn mê. Khi cònchức năng thức tỉnh nhưng mất chắc năng nhận thức gọi là trạng thái thực vật(vegetative state). Có thể tóm tắt theo bảng sau: Ý thức Trạng thái Chức năng sinh lý Hôn mê bình thường thực vật Thức tỉnh (đáp ứng mở mắt) Còn Còn Mất Nhận thức (đáp ứng vận động, đáp ứng ngôn ngữ) Còn Mất Mất Đây là cơ sở chủ yếu để xác định bệnh nhân đã hôn mê hay là chưa hôn mê.12 2. L ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: