Danh mục

Các bệnh nhiễm Rickettsioses

Số trang: 47      Loại file: ppt      Dung lượng: 4.57 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rickettsia là những vi khuẩn Gram (-) ký sinh nội bào. Trong thiên nhiên, phần lớn các rickettsia tồn tại trong vòng lưu hành động vật có vú - động vật chân đốt. Thường gây sốt cấp tínhMột số có khả năng gây dịch (sốt phát ban do chấy rận); một số bệnh lưu hành tiềm tàng ở nhiều vùng địa lý (sốt mò ở Châu á, sốt phát ban vùng núi đá ở Hoa kỳ, sốt dịch chuột, v.v..). Số người mắc bệnh có thể cao; bệnh nhân có thể bị tử vong nếu không được chẩn đoán và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh nhiễm RickettsiosesCÁC BỆNH NHIỄM RICKETTSIAE(RICKETTSIOSES) Bs. Phạm Thanh ThủyĐại cương về các bệnhnhiễm rickettsia Rickettsia là những vi khuẩn Gram (-) ký sinh nội bào. Trong thiên nhiên, phần lớn các rickettsia tồn tại trong vòng lưu hành động vật có vú - động vật chân đốt. Thường gây sốt cấp tính Một số có khả năng gây dịch (sốt phát ban do chấy rận); một số bệnh lưu hành tiềm tàng ở nhiều vùng địa lý (sốt mò ở Châu á, sốt phát ban vùng núi đá ở Hoa kỳ, sốt dịch chuột, v.v..). Số người mắc bệnh có thể cao; bệnh nhân có thể bị tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.Bệnh sốt mò (Scrub typhus) Orientia tsutsugamushi - tác nhân gây bệnh sốt mò Là vi khuẩn Gram(-), ký sinh nội bào. Tồn tại trong vòng lưu hành mò - động vật có xương sống, chủ yếu là các thú nhỏ Có tính đa dạng cao về cấu trúc kháng nguyên và độc tính đối với động vật thực nghiệm Không mọc trong các môi trường nuôi cấy thông thường; phân lập trên chuột nhắt trắng, phôi gà, môi trường tế bào ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MÒ LEPTOTROMBIDIUM Thuộc họ ve bét, có kích thước bé, ≤ 1 mm Vòng đời bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, và giai đoạn trưởng thành ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất ký sinh ở các động vật có xương sống ấu trùng mò có tầm di chuyển hạn chế, thường tập trung thành từng đám (“đảo” mò hoặc các “điểm nóng” lây truyền sốt mò) Sinh cảnh tự nhiên của mò là nhưng nơi cây cỏ thấp hoặc thảm thực vật chuyển tiếpMò leptotrombidium – ổ bệnh vàtrung gian truyền bệnh Vai trò ổ bệnh và trung gian truyền bệnh của mò:  ấu trùng mò mang orientia khi chưa đốt động vật do được truyền từ thế hệ trước  Orientia được truyền qua các giai đoạn phát triển của mò và truyền qua trứng cho thế hệ sau.  ấu trùng mò truyền orientia cho động vật và người khi đốtPhân bổ của sốt mò trên thế giớiTinh hinh sốt mò trên thế giới Sốt mò được biết đến ở nhiều nước ở Châu á - Thái Binh Dương từ trước và nửa đầu thế kỷ XX, thực sự được ghi nhận trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai Sau 1945, nhiều nghiên cứu về sốt mò đã được tiến hành ở Nhật bản, Hàn quốc, Malaysia, Thái lan ở một số nước (ấn độ, Nepal, Maldives, Indonesia), chỉ có một số ít các thăm dò về sốt mò được thực hiện với sự trợ giúp của các nước khác trong vùngSốt mò ở Việt nam Được phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, là nguyên nhân gây bệnh quan trọng cho quân đội Pháp trong chiến tranh Đông dương (5708 bị bệnh, 158 tử vong) Một số vụ dịch xảy ra tại Tây bắc, hải đảo những năm 1960-1970 Là nguyên nhân gây bệnh quan trọng cho quân lính Mỹ ở Miền Nam những năm 1970Sốt mò ở Việt nam ÍT ĐƯỢC THÔNG BÁO VÀO NHỮNG NĂM 1970-1980 – SỬ DỤNG TETRACYCLINE VÀ CHLORAMPHENICOL RỘNG RÃI – KHÔNG CÓ PHƯƠNG TIỆN XÉT NGHIỆM ĐƯỢC PHÁT HIỆN NHIỀU VÀO NHỮNG NĂM GIỮA 1990.ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRONGSỐT MÒ Hai kiểu đáp ứng miễn dịch: – Nhiễm tiên phát: đáp ứng IgM sớm, và tăng nhanh; IgG xuất hiện muộn hơn, và tăng chậm; – Nhiễm thứ phát: đáp ứng IgG sớm, IgM chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân; Miễn dịch sau nhiễm một chủng orientia không có tác dụng bảo vệ đối với chủng orientia khác Hiệu giá kháng thể giảm dần theo thời gianTổn thương các cơ quan và phủtạng Orientia phát triển chủ yếu trong các tế bào nội mạc các mạch máu nhỏ, gây viêm tắc mạch Tại chỗ ấu trùng mò đốt: tổn thương nốt sẩn, phỏng, loét; vi thể – viêm mao mạch, xâm nhiễm tế bào Gan, lách, hạch sưng to; xâm nhiễm tế bào, hoại tử nang hạch Phổi: viêm, xuất tiết, viêm phổi kẽ Màng não: viêm, tăng bạch cầu lymphô; não viêm, ứ trệ tuần hoàn xung quanh mạch, xâm nhiễm các tế bào sao Cơ tim: viêm không hoá mủLâm sàng sốt mò Ủ BỆNH: 7-17 NGÀY, TRUNG BÌNH 11 NGÀY KHỞI PHÁT ĐỘT NGỘT, SỐT ĐI KÈM VỚI ĐAU ĐẦU, ĐAU MỎI NGƯỜI VẾT LOÉT NGOÀI DA: – XUẤT HIỆN Ở 50-70% SỐ TRƯỜNG HỢP – THƯỜNG Ở CÁC VÙNG DA MỀM VÀ KÍN: NÁCH, BẸN, CÁC CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI – CÓ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN ĐẶC HIỆU (ESCHAR) PHÁT BAN: – THƯỜNG XUẤT HIỆN TỪ CUỐI TUẦN THỨ NHẤT – CÓ DẠNG DÁT, SẨN, ĐÔI KHI XUẤT HUYẾT VIÊM KẾT MẠCLâm sàng sốt mò Sưng hạch lymphô: hạch tại chỗ và hạch toàn thân, xuất hiện từ cuối tuần thứ nhất Gan to, lách to: cuối tuần thứ nhất Tổn thương hô hấp: – Ho khan, ral phổi; – X-quang: tổn thương nhu mô, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, sưng hạch rốn phổi… Biểu hiện tuần hoàn: hạ huyết áp, loạn nhịp tim Biểu hiện thần kinh: viêm màng não, viêm não, tổn thương thần kinh khu trú (giảm thính lực)Lâm sàng sốt mòDiễn biến bệnh: Diễn biến nặng: – Biến chứng: suy ...

Tài liệu được xem nhiều: