Danh mục

Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

Số trang: 45      Loại file: doc      Dung lượng: 254.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phải chăng bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới trong cách dạy và cách học để để mỗi bài giảng không còn là những kiến thức nặng nề với con số và sự kiện. Và một phần không thể thiếu để hỗ trợ giáo viên là “ các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử”. Đây là những biện pháp cơ bản nhất nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện một giờ học lịch sử hiện nay. Để nắm vững nội dung chính mời các em cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử MỞ ĐẦU  Có một nhà triết học đã từng nói như  thế này: “  Lịch sử là thầy dạy của   cuộc sống”. Và thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng. Không có người  nào thành công mà không biết trân trọng, hiểu và yêu lịch sử. Và không có một   dân tộc văn minh nào lại không biết, không tôn trọng lịch sử  của nước mình.  Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết, trách nhiệm đặt nặng trên vai nền giáo dục  nước nhà là làm sao để học sinh, những thế hệ trẻ biết, hiểu và yêu lịch sử. Trong cuốn sách nổi tiếng “ Việt Nam sử lược”, nhà sử học Trần Trọng  Kim đã viết những lời rất phải để  những nhà giáo dục phải suy nghĩ: “  Người   trong nước có thông hiểu những sự  tích nước mình mới có lòng yêu nước nhà,   mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã   hội của tiên tổ  đã xây dựng nên mà để  lại cho mình...” “...ta hãy làm thế  nào   cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự  tích   nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. ”[4; Tr.10]. Ấy vậy, chúng ta phải đối mặt với   thực tế hiện nay là những thiếu niên nước nhà ghét sử, chán sử, coi sử là bô môn   gánh nặng, hay là môn phụ  chỉ  học qua loa. Mà điều đau đớn hơn những suy   nghĩ đó không chỉ   ở  bộ  phận học sinh mà ngay trong chính tư  tưởng của một   phân không nhỏ những bậc cha mẹ phụ huynh, những nhà giáo dục. Phải chăng bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới trong cách dạy và cách học   để  để  mỗi bài giảng không còn là những kiến thức nặng nề  với con số  và sự  kiện. Nhưng để thực hiện điều đó quả là một điều không dễ  dàng, cần sự  tâm  huyết, say mê, nhiệt tình của mỗi người giáo viên. Và một phần không thể thiếu   để  hỗ  trợ  giáo viên là “  các biện pháp nâng cao hiệu quả  bài học lịch sử”.   Đây là những biện pháp cơ  bản nhất nhằm đáp  ứng yêu cầu cải thiện một giờ  học lịch sử hiện nay. Để thực sự các biện pháp này đạt hiệu quả như mong muốn chúng em xin  thiết kế một bài giảng có sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch  sử  như  là một ví dụ  chứng minh. Đó là bài 31, sách giáo khoa lớp 10 “   Cách  mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”( tiết 1). CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC CON  ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở  TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1: Khái niệm “bài học”, “bài học lịch sử” Nhiệm vụ  giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của khóa trình lịch sử   ở  trường phổ thông được thể hiện qua từng bài học. Mỗi bài học là một bộ phận  của hệ thống thống nhất của các bài học được quy định theo chương trình. Như  vậy, bài học là một khâu trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện  một phần chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục  tiêu môn học, cấp học và khóa trình. Đó là hình thức cơ  bản của việc tổ  chức   quá trình  thống nhất giữa giảng dạy và học tập: giáo viên tiến hành các công  việc truyền đạt kiến thức, giáo dục, phát triển học sinh; tổ  chức, hướng dẫn   học sinh tích cực hoạt động nhận thức để  lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư  tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng,…Vì vậy, tiến hành bài học là điều tất yếu và   bắt buộc trong dạy học ở trường phổ thông. Việc giảng dạy của GV khi tiến hành bài học lịch sử, trước hết là cung   cấp tri thức, hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức cần cho học tập. Có hai loại tri   thức cần cung cấp cho HS trong giờ học lịch sử. Thứ nhất, củng cố, bổ sung những tri thức đã được tiếp nhận, đó là cơ sở  để  các em lĩnh hội kiến thức mới, song kiến thức đã học chưa toàn diện, chưa  sâu, nên bài học mới cần giúp cho HS hiểu sâu sắc, toàn diện hơn. Thứ hai, cung cấp kiến thức mới. Đối với loại kiến thức này GV trình bày  trên lớp hoặc hướng dẫn HS tự tìm (chủ  yếu trong SGK và trong tài liệu tham   khảo cần thiết, phù hợp với trình độ, yêu cầu học tập). Điều quan trọng trong giờ  học là GV cần hướng dẫn cho HS nhận thức  bản chất các sự  kiện, nhân vật lịch sử, có thái độ, tình cảm đúng đối với sự  kiện và con người quá khứ. Muốn giúp HS hiểu lịch sử, GV cần phát huy tính   năng động, tích cực nhận thức của các em, đặc biệt là tư duy độc lập và các kĩ   năng thực hành bộ  môn như: biết vận dụng kiến thức đã học nhằm tiếp nhận  kiến thức mới, biết liện hệ kiến thức quá khứ với cuộc sống ngày nay. 1.1.2: Quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử Việc phân loại bài học lịch sử   ở  trường THPT không chỉ  giúp giáo viên  xác định nội dung của mỗi bài học mà còn đề ra những phương pháp, biện pháp   sư  pháp, các phương tiện dạy học cần thiết  để  tiến hành và nâng cao chất  lượng giáo dục bộ  môn. Hiệu quả  bài học lịch sử  là vấn đề  mấu chốt, có thể  nói là mục tiêu quan trọng của việc dạy học. Mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học. Phương pháp tốt sẽ  nâng cao hiệu quả bài học. Hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm phiến diện, xem  xét hiệu quả bài học chỉ thể hiện  ở mức độ  hình  ...

Tài liệu được xem nhiều: