Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 471.60 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong dạy học nói chung và trong dạy học vật lý nói riêng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết. Nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NGUYỄN THỊ TÌNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong dạy học nói chung và trong dạy học vật lý nói riêng việc phát triển năng lực giải quyế t vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết. Nội dung của bài báo này sẽ đề cập đến các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý. Từ khóa: vấn đề, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực là sự tích hợp sâu sắc giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ làm nên khả năng thực hiện một công việc chuyên môn và được thể hiện trong thực tiễn hoạt động. Năng lực liên quan đến thái độ, động cơ, khả năng giúp cá nhân phát triển kiến thức về phương thức hoạt động và các kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó một cách độc lập [2]. Năng lực chính là một tổ hợp bao gồm nhiều kỹ năng thực hiện những hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ đến động cơ, hứng thú khi thực hiện các hành động đó. Như vậy, xét từ phương diện tìm cách phát triển năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho học sinh thì điều tất yếu là phải rèn luyện được hệ thống kỹ năng GQVĐ cho học sinh đến khi học sinh thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kỹ năng đó đồng thời phải tạo được động cơ, hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình rèn luyện và phấn đấu. Dựa trên cơ sở nhận định này có thể đưa ra hai nhóm biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Nhóm biện pháp 1: Rèn luyện hệ thống kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Nhóm biện pháp 2: Tạo động cơ, hứng thú, tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào hoạt động giải quyết vấn đề. 2. NHÓM BIỆN PHÁP 1: RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Định hướng chung để rèn luyện hệ thống kỹ năng GQVĐ cho học sinh là tổ chức các hoạt động dạy học dựa trên sự chuyển tải từ những tình huống thực tế hoặc sử dụng hệ thống bài tập ứng dụng vào giải quyết các vấn đề gắn với thực tế cuộc sống. Khuyến khích và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện khả năng của mình thông qua việc định hướng cho học sinh thực hiện tốt các giai đoạn GQVĐ. Sau khi được rèn luyện nhiều lần, học sinh sẽ tích lũy được kinh nghiệm, có sự nhạy cảm trong việc phát hiện và GQVĐ. Lúc đó, học sinh sẽ thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kỹ năng đó. Định hướng này có thể được cụ thể hóa như sau: 2.1. Rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề cho học sinh thông qua việc định hướng cho học sinh huy động tri thức để tiếp cận, khai thác các tình huống có vấn đề tiến tới nhận biết, phát hiện ra các biểu hiện trực quan có liên quan đến vấn đề Trước hết, để rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề cho học sinh thì điều tất yếu là phải đặt học sinh vào hoàn cảnh cụ thể có liên quan đến vấn đề mà học sinh cần giải quyết, tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp tham gia vào hoạt động phát hiện và GQVĐ. Trong dạy học vật lý, việc tổ chức tình huống có vấn đề chính là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu hứng thú giải quyết, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 159-166 160 NGUYỄN THỊ TÌNH được làm như thế nào. Hay nói cách khác, việc đặt học sinh vào tình huống có vấn đề chính là tạo ra hoàn cảnh để học sinh rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề. Để giúp học sinh phát hiện ra vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng giáo viên cần định hướng cho học sinh thực hiện như sau: - Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho học sinh nêu lại các kết luận, quy tắc, định luật,... đã học hoặc yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra theo kinh nghiệm mà học sinh đã biết trước đó; - Đưa ra hiện tượng bằng cách cho học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng thông qua các kết quả thí nghiệm hoặc qua các đoạn video ghi lại các hiện tượng thực tế mâu thuẫn hoặc trái hẳn với kết luận/dự đoán mà học sinh vừa nêu giúp học sinh nhận ra các biểu hiện trực quan liên quan đến vấn đề; - Học sinh phát hiện ra mâu thuẫn giữa sự vật/hiện tượng vừa quan sát với vốn kiến thức mà học sinh đã có trước đó, khi học sinh xác định được mâu thuẫn từ tình huống chính là học sinh đã phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu. Việc phát hiện, làm rõ mâu thuẫn từ tình huống có vấn đề sẽ kích thích hứng thú của học sinh, dẫn tới sự “chuyển động” của những tri thức mà học sinh đã có truớc đây vào nhu cầu tìm tòi “cái chưa biết”, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên điều khiển học sinh phân tích tình huống, tiếp nhận và giới hạn vấn đề cần giải quyết. 2.2. Rèn luyện kỹ năng xác định bản chất của vấn đề cho học sinh thông qua việc định hướng cho học sinh thu thập, phân tích các thông tin, dữ kiện của tình huống để xác định mối quan hệ bên trong và những biểu hiện bên ngoài của sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm chung giữa các sự vật, hiện tượng Về mặt phương pháp luận, thì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng cho nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng. Hay nói cách khác để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật hiện tuợng và quá trình riêng lẻ chứ không phải từ những ý kiến chủ quan của con nguời. V. L. Lênin đã viết: “...người nào bắt tay vào những vấn đề riêng truớc khi giải quyết những vấn đề chung thì nguời đó trên mỗi buớc đi không sao tránh khỏi vấp phải những vấn đề chung đó một cách không tự giác...” [1]. Như vậy, để rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định bản chất của vấn đề giáo viên phải cung cấp cho học sinh đầy đủ các dữ kiện có liên quan đến vấn đề để học sinh có cái nhìn bao quát, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NGUYỄN THỊ TÌNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong dạy học nói chung và trong dạy học vật lý nói riêng việc phát triển năng lực giải quyế t vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết. Nội dung của bài báo này sẽ đề cập đến các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý. Từ khóa: vấn đề, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực là sự tích hợp sâu sắc giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ làm nên khả năng thực hiện một công việc chuyên môn và được thể hiện trong thực tiễn hoạt động. Năng lực liên quan đến thái độ, động cơ, khả năng giúp cá nhân phát triển kiến thức về phương thức hoạt động và các kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó một cách độc lập [2]. Năng lực chính là một tổ hợp bao gồm nhiều kỹ năng thực hiện những hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ đến động cơ, hứng thú khi thực hiện các hành động đó. Như vậy, xét từ phương diện tìm cách phát triển năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho học sinh thì điều tất yếu là phải rèn luyện được hệ thống kỹ năng GQVĐ cho học sinh đến khi học sinh thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kỹ năng đó đồng thời phải tạo được động cơ, hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình rèn luyện và phấn đấu. Dựa trên cơ sở nhận định này có thể đưa ra hai nhóm biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Nhóm biện pháp 1: Rèn luyện hệ thống kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Nhóm biện pháp 2: Tạo động cơ, hứng thú, tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào hoạt động giải quyết vấn đề. 2. NHÓM BIỆN PHÁP 1: RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Định hướng chung để rèn luyện hệ thống kỹ năng GQVĐ cho học sinh là tổ chức các hoạt động dạy học dựa trên sự chuyển tải từ những tình huống thực tế hoặc sử dụng hệ thống bài tập ứng dụng vào giải quyết các vấn đề gắn với thực tế cuộc sống. Khuyến khích và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện khả năng của mình thông qua việc định hướng cho học sinh thực hiện tốt các giai đoạn GQVĐ. Sau khi được rèn luyện nhiều lần, học sinh sẽ tích lũy được kinh nghiệm, có sự nhạy cảm trong việc phát hiện và GQVĐ. Lúc đó, học sinh sẽ thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kỹ năng đó. Định hướng này có thể được cụ thể hóa như sau: 2.1. Rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề cho học sinh thông qua việc định hướng cho học sinh huy động tri thức để tiếp cận, khai thác các tình huống có vấn đề tiến tới nhận biết, phát hiện ra các biểu hiện trực quan có liên quan đến vấn đề Trước hết, để rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề cho học sinh thì điều tất yếu là phải đặt học sinh vào hoàn cảnh cụ thể có liên quan đến vấn đề mà học sinh cần giải quyết, tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp tham gia vào hoạt động phát hiện và GQVĐ. Trong dạy học vật lý, việc tổ chức tình huống có vấn đề chính là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu hứng thú giải quyết, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 159-166 160 NGUYỄN THỊ TÌNH được làm như thế nào. Hay nói cách khác, việc đặt học sinh vào tình huống có vấn đề chính là tạo ra hoàn cảnh để học sinh rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề. Để giúp học sinh phát hiện ra vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng giáo viên cần định hướng cho học sinh thực hiện như sau: - Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho học sinh nêu lại các kết luận, quy tắc, định luật,... đã học hoặc yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra theo kinh nghiệm mà học sinh đã biết trước đó; - Đưa ra hiện tượng bằng cách cho học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng thông qua các kết quả thí nghiệm hoặc qua các đoạn video ghi lại các hiện tượng thực tế mâu thuẫn hoặc trái hẳn với kết luận/dự đoán mà học sinh vừa nêu giúp học sinh nhận ra các biểu hiện trực quan liên quan đến vấn đề; - Học sinh phát hiện ra mâu thuẫn giữa sự vật/hiện tượng vừa quan sát với vốn kiến thức mà học sinh đã có trước đó, khi học sinh xác định được mâu thuẫn từ tình huống chính là học sinh đã phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu. Việc phát hiện, làm rõ mâu thuẫn từ tình huống có vấn đề sẽ kích thích hứng thú của học sinh, dẫn tới sự “chuyển động” của những tri thức mà học sinh đã có truớc đây vào nhu cầu tìm tòi “cái chưa biết”, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên điều khiển học sinh phân tích tình huống, tiếp nhận và giới hạn vấn đề cần giải quyết. 2.2. Rèn luyện kỹ năng xác định bản chất của vấn đề cho học sinh thông qua việc định hướng cho học sinh thu thập, phân tích các thông tin, dữ kiện của tình huống để xác định mối quan hệ bên trong và những biểu hiện bên ngoài của sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm chung giữa các sự vật, hiện tượng Về mặt phương pháp luận, thì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng cho nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng. Hay nói cách khác để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật hiện tuợng và quá trình riêng lẻ chứ không phải từ những ý kiến chủ quan của con nguời. V. L. Lênin đã viết: “...người nào bắt tay vào những vấn đề riêng truớc khi giải quyết những vấn đề chung thì nguời đó trên mỗi buớc đi không sao tránh khỏi vấp phải những vấn đề chung đó một cách không tự giác...” [1]. Như vậy, để rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định bản chất của vấn đề giáo viên phải cung cấp cho học sinh đầy đủ các dữ kiện có liên quan đến vấn đề để học sinh có cái nhìn bao quát, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực giải quyết vấn đề Dạy học vật lý Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học vật lý Nâng cao chất lượng dạy họcTài liệu liên quan:
-
6 trang 309 0 0
-
Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
11 trang 227 1 0 -
13 trang 162 0 0
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 152 0 0 -
3 trang 151 0 0
-
8 trang 106 0 0
-
24 trang 100 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Sóng cơ
66 trang 88 0 0 -
94 trang 87 0 0