Danh mục

Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này, các tác giả điểm qua các năng lực cần giáo dục cho sinh viên, vai trò của tuần nghiệp vụ sư phạm đối với việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển các năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 67-73 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤCCHO SINH VIÊN THÔNG QUA TUẦN LỄ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Dương Thị Thúy Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: duongha108@gmail.com Tóm tắt. Định hướng phát triển của các trường sư phạm nói chung và trường Đại học Sư phạm nói riêng đã xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cải tiến từng bước để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Trong bài báo này, chúng tôi điểm qua các năng lực cần giáo dục cho sinh viên, vai trò của tuần nghiệp vụ sư phạm đối với việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển các năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm.1. Đặt vấn đề Định hướng phát triển của các trường sư phạm nói chung và trường Đại họcSư phạm nói riêng đã xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tácđào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cải tiếntừng bước để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Tuy nhiên việc hình thành hệ thốngkỹ năng sư phạm cho sinh viên trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập,hạn chế. Thực tế tổ chức “Tuần lễ nghiệp vụ sư phạm” được tổ chức trong tháng 11với các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường dành riêng 1tuần tập trung bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm gồm các hoạt động như:hướng dẫn sinh viên hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm, sinh viên được chuẩn bị nhữngkỹ năng cần thiết nhất để khi đi thực tập sư phạm không bỡ ngỡ. Việc thực tậpsư phạm có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào rèn luyện nghiệp vụ sưphạm. Tuy nhiên, trong thực tế việc tham gia vào các hoạt động này chỉ là nhữngsinh viên có khả năng thực sự mới dám tham gia, còn lại đa số là tham dự, nên sinhviên sư phạm thường nhút nhát, không mạnh dạn trong các hoạt động, giao tiếp. . .Vì vậy, làm thế nào để hầu hết sinh viên có cơ hội tham gia và thể hiện mình, đượctrải nghiệm. . . là vấn đề cần quan tâm. 67 Dương Thị Thúy Hà2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực giáo dục cần hình thành và phát triển cho sinh viên Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo củacá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo chohoạt động đó có kết quả tốt” [1]. Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là có thể thực hiện có kết quả hoạt độngtrong lĩnh vực nào đó. Vậy, năng lực giáo dục là gì? Theo chúng tôi, năng lực giáo dục có thể hiểu lànăng lực của người làm công tác giáo dục thực hiện có kết quả/hiệu quả công việctrong hoạt động giáo dục của mình. Theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì năng lực giáo dục đượcthể hiện qua các tiêu chí sau [2]: - Phẩm chất chính trị của người làm công tác giáodục;/ - Đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác giáo dục;/- Ứng xử với họcsinh;/ - Ứng xử với đồng nghiệp;/ - Lối sống, tác phong;/ -Tìm hiểu đối tượng giáodục;/ - Quản lý hồ sơ dạy học;/ - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục;/ -Giáo dục qua các hoạt động giáo dục;/. . . Dưới đây là một số năng lực cơ bản cần đào tạo cho sinh viên, đó là:2.1.1. Năng lực hiểu học sinh Năng lực hiểu học sinh, dễ dàng nắm vững những đặc điểm tâm lý, tính cáchcủa học sinh, xác định đúng trình độ tri thức, niềm tin và những phẩm chất tâm lýcủa các em, giúp cho người dạy dễ dàng hơn trong việc truyền đạt tri thức cho họcsinh và từ đó có phương pháp dạy học thích hợp và giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Cần phát triển năng lực hiểu học sinh cho sinh viên vì khi có được năng lựcnày sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với học sinh, hiểu và biết học sinh cầngì để điều chỉnh trong dạy học và giáo dục để đạt kết quả tốt nhất.2.1.2. Năng lực thu hút học sinh: truyền nhiệt tình, khả năng cuốn hút và những cảm xúc thích hợp Sinh viên cần phát triển năng lực thu hút học sinh, vì có được năng lực nàykhi đã trở thành giáo viên sẽ rất thuận lợi cho họ, người giáo viên như người ca sĩbiểu diễu trên sân khấu nếu thu hút được học sinh sẽ dễ dàng truyền nhiệt tình chongười học về kiến thức, niềm say mê với môn học và có những cảm xúc tốt.2.1.3. Năng lực thuyết phục, có ảnh hưởng tốt đối với mọi người Người sinh viên cần nhận thức được năng lực thuyết phục mọi người có vai tròquan trọng đối với nghề dạy học, người giáo viên phải tiếp xúc, giao tiếp với nhiềuđối tượng khác nhau như với đồng nghiệp, với học sinh, cha mẹ của học sinh. . . Vìvậy, cần có năng lực thuyết phục mọi người thông ...

Tài liệu được xem nhiều: