Danh mục

Các chỉ số phân tích tài chính cơ bản

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 20.93 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ số tài chính là các công cụ phổ biến mà các nhà đầu tư sử dụng để liên kết và phân tích mối liên hệ giữa giá của cổ phiếu với một hay một vài yếu tốt có liên quan đến hiệu suất hoạt động của các công ty. Các chỉ số này có thể trở nên hữu ích thông qua nhiều cách khác nhau miễn là bạn hiểu được và nhận thức được những hạn chế của các chỉ số đó. Tuy nhiên trước khi chúng ta tìm hiểu về công thức tính các chỉ số này, hãy cùng tìm hiểu những định nghĩa cơ bản nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chỉ số phân tích tài chính cơ bản CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠ BẢN Báo cáo tài chính chính là thông điệp chính mà nhà đầu tư có thể đọc và phân tích được từ các   doanh nghiệp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về hệ  thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng   cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Ngay sau khi bạn đã học được những kiến thức cơ  bản về  cách đọc báo cáo tài chính của   doanh nghiệp thì bạn có thể  tiếp tục tìm hiểu về  các chỉ  số  tài chính hay còn được gọi là  “ngôn ngữ của nhà đầu tư”. Chỉ số tài chính là các công cụ phổ biến mà các nhà đầu tư sử dụng để liên kết và phân tích  mối liên hệ  giữa giá của cổ  phiếu với một hay một vài yếu tốt có liên quan đến hiệu suất   hoạt động của các công ty. Các chỉ số này có thể trở nên hữu ích thông qua nhiều cách khác  nhau miễn là bạn hiểu được và nhận thức được những hạn chế của các chỉ số đó.  Tuy nhiên trước khi chúng ta tìm hiểu về  công thức tính các chỉ  số  này, hãy cùng tìm hiểu   những định nghĩa cơ bản nhất trước tiên. Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Chỉ số EPS được tính bằng cách lấy thu nhập (lợi nhuận) ròng trong một kỳ báo cáo (3 tháng   hoặc 1 năm) chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số EPS được thể hiện dưới hai  dạng: EPS cơ bản và EPS pha loãng.  Chỉ  số  EPS cơ  bản chỉ  bao gồm các cổ  phiếu thực tế  đang được lưu hành của công ty đó,  trong khi chỉ số EPS pha loãng đại diện cho tất cả các cổ phiếu bao gồm cả lượng cổ phiếu   sắp được chuyển đổi từ các công cụ tài chính khác.  Con số EPS pha loãng cho các nhà đầu tư cái nhìn chính xác và cụ thể hơn là EPS cơ bản.  EPS = (Lợi nhuận ròng – cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi) / (Cổ phiếu đang lưu hành) Mặc dù EPS có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình lợi nhuận của   công ty, tuy nhiên, chỉ  số  này không nên được sử  dụng một cách độc lập mà thiếu đi việc   đánh giá sâu hơn về dòng tiền và các chỉ số về hiệu suất kinh doanh khác.  Giá trị vốn hóa (Market Capitalization) Giá trị  vốn hóa thị  trường thực chất chính là giá trị  thị  trường của công ty đó. Nó được tính   toán bằng cách lấy giá thị  trường của cổ phiếu nhân với số  lượng cổ  phiếu đang lưu hành.  Ví dụ  nếu trên thị  trường đang lưu hành 10 triệu cổ  phiếu của công ty X và cổ  phiếu của   công ty X đang được giao dịch ở mức giá 100 ngàn đồng một cổ phiếu thì giá trị vốn hóa thị  trường của công ty X sẽ là 1,000 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường không chỉ đem lại cho bạn cái   nhìn về quy mô của một công ty mà nó còn giúp ích cho bạn trong việc tính toán các chỉ số tài  chính khác.  Dưới đây là công thức để tính giá trị vốn hóa thị trường của một công ty Vốn hóa thị trường = (Giá cổ phiếu) x (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) Chỉ số lợi nhuận biên hay Profit Margin Cũng như việc bạn có thể rút ra được ba con số khác nhau về lợi nhuận từ báo cáo tài chính,   đó là lợi nhuận gộp (gross), lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (operating) và lợi nhuận ròng  (net) – thì cũng có tương ứng ba chỉ số lợi nhuận biên có thể được tính toán ra từ các con số  trên.  Chỉ  số  lợi nhuận biên đơn giản được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho doanh thu và   được biểu thị dưới dạng con số phần trăm. Dưới đây là các công thức: Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp) / Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = (Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh) / Doanh   thu Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng) / Doanh thu Chỉ số Giá/Thu nhập và các chỉ số có liên quan Một trong những phương pháp định giá phổ  biến nhất là sử  dụng chỉ  số  Giá/Thu nhập hay   Price/Earning hoặc viết tắt là P/E. Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy giá của cổ  phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ  phiếu   (Earnings per Share hay EPS) từ 4 quý trước đó. Ví dụ  một cổ  phiếu đáng được giao dịch ở  mức giá 100 ngàn đồng một cổ  phiếu với lợi nhuận trên mỗi cổ  phiếu EPS là 5 ngàn đồng  trong 12 tháng trước đó sẽ có chỉ số P/E là 20. Một số điểm bạn cần lưu ý Chỉ số  P/E đưa ra môt ý tưởng tổng quát về  mức giá mà các nhà đầu tư  đang trả  cho  cổ phiếu đó so với mức thu nhập cơ bản của nó Hai biến thể  (chỉ  số  liên quan) hữu ích từ  chỉ  số  P/E đó là chỉ  số  tỷ  suất sinh lời   (Earning Yield) và chỉ số PEG (Price/Earnings to Growth) Chỉ số P/E Chỉ  số  P/E đưa ra một ý tưởng sơ  bộ  nhất về  giá mà các nhà đầu tư  đang trả  cho một cổ  phiếu so với thu nhập cơ bản của cổ phiếu đó. Đây là một cách nhanh nhất giúp bạn đánh giá   được cổ phiếu đó đang được giao dịch với mức giá “đắt” hay “rẻ”? Thông thường tỷ lệ P/E càng cao thì có nghĩa là các nhà đầu tư đang sẵn sàng trả giá cao cho  mỗi đồng thu nhập từ công ty đó. Các cổ  phiếu có chỉ  số  P/E cao (thông thường là lớn hơn   30) thường là các công ty có tốc độ  tăng trường cao và kỳ  vọng về  khả  năng quay vòng lợi   nhuận (Profit turnaround).  Trong khi đó các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp (thường là những cổ phiếu có P/E nhỏ hơn 15)  có xu hướng tăng trưởng chậm hơn và/hoặc triển vọng tăng trưởng trong tương lai không  cao.  Chỉ  số  P/E cũng tỏ  ra hữu ích khi được sử  dụng để  so sánh với chỉ  số  P/E của các công ty   tương tự (cùng ngành) để đánh giá về khả năng cạnh tranh của các đối thủ đó. Hơn thế nữa,   bạn có thể so sánh chỉ số P/E của các công ty với chỉ số P/E của ngành hay của cả thị trường   để có một cái nhìn tổng quát hơn về cách mà thị trường nhận định về cổ phiếu đó trong mối  tương quan của mỗi ngành hay của cả thị trường.  Tỷ suất sinh lời (Earning Yield) Một biến thể hữu ích của chỉ số  P/E chính là tỷ  suất sinh lời, được tính bằng cách lấy EPS   chia cho giá của cổ phiếu. Tỷ suất sinh lời tỷ lệ nghịch với chỉ số P/E, điều này có nghĩa là tỷ  suất sinh lời càng cao thì cho thấy giá của cổ phiếu đó đang được giao dịch ở mức giá tương   đối rẻ và ngược lại.  Tỷ suất sinh lời = 1 / (P/E) = EPS / (giá cổ phiếu) Chỉ số PEG Một chỉ số hữu ích khác liên quan đến chỉ số P/E đó là chỉ số PEG. Khi mà chúng ta thấy chỉ  số  P/E cao  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: