Các chiến lược đầu tư trái phiếu trên thị trường quốc tế: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 616.76 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu các chiến lược đầu tư trái phiếu được hình thành dựa trên các dạng đường cong lãi suất thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế, là bài học kinh nghiệm cho không chỉ các nhà đầu tư mà còn các nhà quản lý và lập pháp tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiến lược đầu tư trái phiếu trên thị trường quốc tế: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Đỗ Hoài Linh1 ThS. Nguyễn Thành Trung2 ThS. Hoàng Thị Mai Anh3 Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các chiến lược đầu tư trái phiếu được hình thành dựa trên các dạng đường cong lãi suất thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế, là bài học kinh nghiệm cho không chỉ các nhà đầu tư mà còn các nhà quản lý và lập pháp tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, ngoài ra các tác giả còn áp dụng phương pháp thực nghiệm toán học lên một số danh mục đầu tư cụ thể nhằm minh họa cho lý thuyết. Từ khóa: chiến lược đầu tư, thị trường trái phiếu, đường cong lãi suất. Trong bối cảnh thế giới phẳng và tự do hóa, dòng vốn trở thành một xu thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế, Việt Nam đứng trước hai thách thức lớn của quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế: i) sự thay đổi liên tục và khó dự đoán của lãi suất; ii) áp lực cạnh tranh đến từ các định chế tài chính nước ngoài. Đầu tư trái phiếu là một trong những biện pháp hài hoà giúp đạt được đồng thời mục tiêu thanh khoản và lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước bối cảnh mới của hội nhập. Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới là giữ được tính cạnh tranh và sự ổn định về mặt tài chính, do vậy, nên duy trì một chiến lược đầu tư trái phiếu như thế nào để vừa đạt được mức độ thanh khoản hợp lý trong khi vẫn thu được mức lợi tức mong muốn? 1. Đường cong lãi suất Đường cong lãi suất (yield curve) là đường thể hiện mối quan hệ giữa các mức lãi suất với kỳ hạn khác nhau của cùng một hợp đồng nợ, biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất (chi phí đi vay) và kỳ hạn nợ vay (thời gian đến khi đáo hạn của khoản nợ đó - time to maturity) (Estrella & Arturo, 2005). 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: linhdo.neu@gmail.com 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3 Trường Đại học Thủy lợi 192 Đường cong lãi suất được sử dụng nhiều bởi những nhà phân tích trái phiếu để nắm bắt các điều kiện của thị trường tài chính và tìm kiếm cơ hội giao dịch, ngoài ra, những nhà kinh tế học sử dụng đường cong này để nghiên cứu các điều kiện kinh tế. Các dạng đường cong lãi suất Không tồn tại một dạng đường cong lãi suất duy nhất, tùy thuộc điều kiện kinh tế của quốc gia, khả năng tài chính của chủ nợ và sức mạnh của đồng tiền phát hành mà các dạng đường cong lãi suất được hình thành. Có 5 dạng đường cong lãi suất chủ yếu (Federal Reserve Bank of New York, 2016): Đường cong lãi suất thông thường (Normal Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc dương biểu hiện lãi suất tăng khi kỳ đáo hạn tăng. Dạng này thường xuất hiện khi thị trường kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trong tương lai, đi kèm với lạm phát tăng cao, vì vậy nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất với kỳ hạn vay dài hạn phải cao hơn so với ngắn hạn. Đường cong lãi suất dốc đứng (Steep Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc đứng. Thông thường, lãi suất kỳ hạn dài thường cao hơn nhiều so với lãi suất kỳ hạn ngắn. Khi độ chênh lệch này tăng lên, nền kinh tế được kỳ vọng là tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai. Đường lãi suất trái phiếu dốc đứng thường báo hiệu chu kỳ kinh tế mở rộng, hoặc kết thúc một kỳ suy thoái. Vì thế, lãi suất sẽ tăng mạnh lên khi nhu cầu vốn để tái thiết kinh tế tăng mạnh. Đường lãi suất trái phiếu phẳng (Flat Yield Curve) 193 Dạng đường cong có độ dốc nằm ngang, do lãi suất trái phiếu ở các kỳ hạn khác nhau đều bằng nhau. Đây là dấu hiệu kinh tế không ổn định. Đường cong lãi suất “bướu” (Humped Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc lồi và biến động bất thường. Lãi suất ngắn và dài hạn như nhau, trong khi lãi suất trung hạn tăng cao hơn (đường lãi suất có hình dạng như một cái bướu). Đây cũng là dấu hiệu kinh tế không ổn định. Đường cong lãi suất ngược (Inverted Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc đi xuống. Lãi suất dài hạn giảm dần so với ngắn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiến lược đầu tư trái phiếu trên thị trường quốc tế: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Đỗ Hoài Linh1 ThS. Nguyễn Thành Trung2 ThS. Hoàng Thị Mai Anh3 Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các chiến lược đầu tư trái phiếu được hình thành dựa trên các dạng đường cong lãi suất thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế, là bài học kinh nghiệm cho không chỉ các nhà đầu tư mà còn các nhà quản lý và lập pháp tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, ngoài ra các tác giả còn áp dụng phương pháp thực nghiệm toán học lên một số danh mục đầu tư cụ thể nhằm minh họa cho lý thuyết. Từ khóa: chiến lược đầu tư, thị trường trái phiếu, đường cong lãi suất. Trong bối cảnh thế giới phẳng và tự do hóa, dòng vốn trở thành một xu thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế, Việt Nam đứng trước hai thách thức lớn của quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế: i) sự thay đổi liên tục và khó dự đoán của lãi suất; ii) áp lực cạnh tranh đến từ các định chế tài chính nước ngoài. Đầu tư trái phiếu là một trong những biện pháp hài hoà giúp đạt được đồng thời mục tiêu thanh khoản và lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước bối cảnh mới của hội nhập. Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới là giữ được tính cạnh tranh và sự ổn định về mặt tài chính, do vậy, nên duy trì một chiến lược đầu tư trái phiếu như thế nào để vừa đạt được mức độ thanh khoản hợp lý trong khi vẫn thu được mức lợi tức mong muốn? 1. Đường cong lãi suất Đường cong lãi suất (yield curve) là đường thể hiện mối quan hệ giữa các mức lãi suất với kỳ hạn khác nhau của cùng một hợp đồng nợ, biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất (chi phí đi vay) và kỳ hạn nợ vay (thời gian đến khi đáo hạn của khoản nợ đó - time to maturity) (Estrella & Arturo, 2005). 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: linhdo.neu@gmail.com 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3 Trường Đại học Thủy lợi 192 Đường cong lãi suất được sử dụng nhiều bởi những nhà phân tích trái phiếu để nắm bắt các điều kiện của thị trường tài chính và tìm kiếm cơ hội giao dịch, ngoài ra, những nhà kinh tế học sử dụng đường cong này để nghiên cứu các điều kiện kinh tế. Các dạng đường cong lãi suất Không tồn tại một dạng đường cong lãi suất duy nhất, tùy thuộc điều kiện kinh tế của quốc gia, khả năng tài chính của chủ nợ và sức mạnh của đồng tiền phát hành mà các dạng đường cong lãi suất được hình thành. Có 5 dạng đường cong lãi suất chủ yếu (Federal Reserve Bank of New York, 2016): Đường cong lãi suất thông thường (Normal Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc dương biểu hiện lãi suất tăng khi kỳ đáo hạn tăng. Dạng này thường xuất hiện khi thị trường kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trong tương lai, đi kèm với lạm phát tăng cao, vì vậy nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất với kỳ hạn vay dài hạn phải cao hơn so với ngắn hạn. Đường cong lãi suất dốc đứng (Steep Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc đứng. Thông thường, lãi suất kỳ hạn dài thường cao hơn nhiều so với lãi suất kỳ hạn ngắn. Khi độ chênh lệch này tăng lên, nền kinh tế được kỳ vọng là tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai. Đường lãi suất trái phiếu dốc đứng thường báo hiệu chu kỳ kinh tế mở rộng, hoặc kết thúc một kỳ suy thoái. Vì thế, lãi suất sẽ tăng mạnh lên khi nhu cầu vốn để tái thiết kinh tế tăng mạnh. Đường lãi suất trái phiếu phẳng (Flat Yield Curve) 193 Dạng đường cong có độ dốc nằm ngang, do lãi suất trái phiếu ở các kỳ hạn khác nhau đều bằng nhau. Đây là dấu hiệu kinh tế không ổn định. Đường cong lãi suất “bướu” (Humped Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc lồi và biến động bất thường. Lãi suất ngắn và dài hạn như nhau, trong khi lãi suất trung hạn tăng cao hơn (đường lãi suất có hình dạng như một cái bướu). Đây cũng là dấu hiệu kinh tế không ổn định. Đường cong lãi suất ngược (Inverted Yield Curve) Dạng đường cong có độ dốc đi xuống. Lãi suất dài hạn giảm dần so với ngắn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến lược đầu tư trái phiếu Chiến lược đầu tư Thị trường trái phiếu Đường cong lãi suất Vốn đầu tưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư mà bạn cần biết
6 trang 289 0 0 -
95 trang 119 0 0
-
Ứng dụng excel trong giải quyết các bài toán kinh tế: Phần 2 - Trịnh Hoài Sơn
89 trang 83 0 0 -
54 trang 61 0 0
-
2 trang 56 1 0
-
Yếu tố giúp nhà đầu tư lựa chọn bán cổ phiếu hiệu quả
8 trang 52 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
3 trang 50 0 0 -
Ba yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vàng
7 trang 49 0 0 -
Những bài học về đầu tư - Phần V
6 trang 43 0 0 -
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 6 - TS. Trương Quang Dũng
12 trang 42 0 0