Danh mục

Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean (Aec)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.57 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean (Aec) với mục tiêu giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước, AEC chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam khi tham gia vào cộng đồng kinh tế Asean (Aec) CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) NCS. Huỳnh Tấn Hưng Trường Đại học Kinh tế - Luật Tóm tắt Trọng tâm của Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt là AEC) là phát triển kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối sức mạnh của thị trường mười nước ASEAN (Brunei Darussalam, the Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar). Cho tới nay, mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh với mục đích hiện thực hóa AEC để AEC là tâm điểm giao thoa của hàng chục thỏa thuận thương mại song phương và đa phương khác mà ASEAN đang triển khai hoặc tham gia đàm phán với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, … AEC sẽ trở thành mục tiêu hợp tác kinh tế cốt lõi của ASEAN, đóng vai trò xương sống trong nỗ lực liên kết ASEAN. Quá trình xây dựng AEC sẽ giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước, AEC chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: AEC, cơ sở sản xuất thống nhất, cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, mô hình tăng trưởng. Abstract The ASEAN Economic Community’s most important point is the regional economic development based on the power link of ten ASEAN nations including Brunei Darussalam, the Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand, Vietnam, Laos, Cambodia and Myanmar. So far, the target that making the ASEAN becomes a single market and a united production base has been promoted strongly with a view to realizing ASEAN Economic Community’s ambition of being an interference centre of tens of other bilateral and multilateral trade agreements. At present, these agreements are being developed or negotiated by China, Korea, Japan, Australia, New Zealand and India recently … The ASEAN Economic Community (AEC) will become an ASEAN bloc’s main economic cooperation target, play a backbone role in doing its utmost to link ASEAN together. The process of building AEC will help change Vietnam’s economic structure in the suitable direction and growth model with the co-power of the community and the satisfactory concern of the State, AEC will definitely bring benefits to Vietnam’s economy. Key words: AEC, united production base, economic structure in the suitable direction, growth model. 1. Mở đầu 1 Để xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các nước trong khối như Brunei Darussalam, Thailand, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Việt Nam, Cambodia, Myanmar và Laos hiện đang hướng tới xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, đoàn kết và thịnh vượng. Tuy nhiên, với tính năng đa dạng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á về chính trị, văn hóa và sự chênh lệch đối với trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam phải có năng lực thực sự về xuất khẩu, phải tìm được mặt hàng chuyên biệt để xuất khẩu được trong quá trình cạnh tranh. Trước sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - thương mại, AEC phải vượt qua những thách thức trong tương lai như di chuyển lao động, xây dựng thể chế, cải cách quy định và các vấn đề thể chế nhằm xây dựng AEC. Trong thập kỷ tới, tổ chức ASEAN phải tiến tới một Liên hiệp thống nhất như EU để mở rộng sự hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt với những quốc gia có tiềm lực kinh tế chính trị mạnh. Do đó, mười quốc gia trong cộng đồng ASEAN phải luôn nỗ lực tạo nên một sức mạnh kinh tế hùng hậu cùng với chiến lược chính trị đúng đắn, có niềm tin để sẵn sàng ứng phó mọi gây hấn thù địch của bất cứ nước hùng hậu nào. Riêng Việt Nam cần có những biện pháp thích ứng xử lý những tình huống có thể xảy ra ở Biển Đông, nhất là vùng kinh tế đặc quyền của nước ta. Để tránh gặp phải nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt AEC) sẽ hình thành vào năm 2015, Nhà nước cần tranh thủ các cơ hội để xây dựng và phát triển những ngành hàng xuất khẩu còn yếu kém để xây dựng và phát triển những ngành hàng xuất khẩu còn yếu kém để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài đối với những ngành hàng chủ lực của nước ta như nông - lâm - ngư nghiệp, khai khoáng, thực phẩm - thức uống - thuốc lá, dệt may - da giày, bán buôn - bán lẻ, nhà hàng - khách sạn. Trước đây, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA: ASEAN Free Trade Area) là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, Hiệp định này sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các món hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Sáng kiến về FTA vốn là Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Lúc đầu chỉ có Brunei Darussalam, Indonesia, the Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan (gọi chung ASEAN-6). Sau thêm Cambodia, Laos, Myanmar và Việt Nam gọi là CLMV vào AFTA.Mục đích AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Về sau khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (ASEAN - China Free Trade Area tức ACFTA hay CAFTA là khu vực mậu dịch tự do được ký giữa các nước ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và thành lập tháng 1/2010 được nêu ra và ký Nghị Định khung vào ngày 4/10/2002 tại Thủ đô Phnom Penh của Cambodia. Hiệp Định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2010. Đây là khu vực Mậu dịch Tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích và d ...

Tài liệu được xem nhiều: