Danh mục

Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.09 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam CÁC CHÍNH SÁCH TRAO ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thùy Dung Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, cùng với việc tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển. Song bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD) là hết sức cần thiết để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp”. Trong những năm qua, chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD được Nhà nước quan tâm, song việc thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp, đổi mới công nghệ. 1. Đặt vấn đề Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam kể từ năm 2010, song phải cho đến khi Việt Nam chọn năm 2016 là “năm khởi nghiệp quốc gia”, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp mới được đưa vào văn bản chính thức đầu tiên. Trong đó, khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới” (Quyết định số 844/QĐ–TTg). Thực tiễn đã chứng minh ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã ảnh hưởng không nhỏ ở các mức độ khác nhau đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới sáng tạo được coi như là một giải pháp phù hợp, một cách ứng phó hiệu 286 quả để tranh thủ các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, trong đó có sự đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp. Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, hiện nay Việt Nam đang tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đánh dấu sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Quá trình hội nhập vào các FTA đã và đang đem lại nhiều cơ hội, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam có những sản phẩm mới, có những ý tưởng mới muốn phát triển rộng rãi trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội sẵn có, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức cần sự giúp đỡ của Nhà nước. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp” đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD. Tuy các chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp được Nhà nước quan tâm, nhưng vẫn còn những lỗ hổng khiến các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. 2. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Kể từ khi bắt đầu cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo hay doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong Tiếng Anh, khởi nghiệp sáng tạo (startup) được hiểu là việc một cá nhân hay tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Còn theo Mandela Schumacher – Hodge, thuật ngữ “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - startup” không dùng thông báo một loại hình củ ...

Tài liệu được xem nhiều: