Thông tin tài liệu:
Tài liệu "Các công cụ phái sinh tín dụng - Thực trạng và khả năng ứng dụng tại Việt Nam" giới thiệu đến các bạn các khái niệm về công cụ phái sinh tín dụng, tổng quan về thị trường công cụ phái sinh tín dụng,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các công cụ phái sinh tín dụng - Thực trạng và khả năng ứng dụng tại Việt Nam
CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là
hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang
lại nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho
ngân hàng. Bất cứ Ngân hàng TMCP nào trong quá trình hoạt động kinh doanh
cũng phải luôn cân nhắc giữa cán cân lợi nhuận và rủi ro, do đó mục tiêu của các
nhà quản trị ngân hàng trong mọi thời kỳ là tìm kiếm những giải pháp, công cụ để
phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng hiệu quả. Ngành công nghệ ngân hàng
thế giới đã đem đến những giải pháp mới cho các nhà lãnh đạo ngân hàng trong
việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, đó là việc ứng dụng các công cụ phái sinh tín
dụng. Chứng khóan hóa tài sản, bán nợ và bảo lãnh tín dụng giúp ngân hàng hạn
chế rủi ro tín dụng của danh mục cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn
chế quy mô rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải đối mặt. Việc loại bỏ một lượng
lớn các khỏan nợ khỏi Bảng cân đối kế tóan làm giảm rủi ro tín dụng tương ứng
với số vốn này. Tương tự như vậy, một ngân hàng vừa cho vay sẽ có thể bán
ngay khỏan nợ này cho các nhà đầu tư và theo đó các nhà đầu tư sẽ chịu tòan bộ
rủi ro của khỏan cho vay. Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh tín dụng còn là
một khái niệm mới nhưng trong tương lai thì Việt Nam là một thị trường đầy
tiềm năng cho hoạt động này.
1.1 Các khái niệm về công cụ phái sinh tín dụng:
1.1.1.Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap):
Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái
sinh là hợp đồng hoán đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao
đổi cho nhau một phần các khỏan thanh tóan theo các hợp đồng tín dụng của mỗi
bên. Ví dụ, ngân hàng A và ngân hàng B tìm được một trung gian là công ty bảo
hiểm lớn, đồng ý lập một hợp đồng hoán đổi tín dụng cho hai bên. Sau đó, ngân
hàng A sẽ tiến hành chuyển một lượng tiền, giả sử 100 triệu USD, bao gồm cả
lãi và vốn gốc mà ngân hàng thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian.
Tương tự, ngân hàng B cũng chuyển 100 triệu USD giá trị các khỏan thanh tóan
nợ cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng sẽ chuyển những khỏan
tiền này cho các bên ký hợp đồng.
Thông thường các tổ chức trung gian đều được hưởng một khỏan phí
(CDS spread hay premium) cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. Tổ chức trung
gian cũng có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về việc hợp đồng sẽ được hòan
tất để nhận được những khỏan phí bổ sung.
Vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi tín dụng nhận được lợi ích gì?
Rõ ràng các ngân hàng có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục cho vay,
đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì
mỗi ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng
khác nhau nên hợp đồng hoán đổi tín dụng cho phép các ngân hàng có thể nhận
một khỏan thanh tóan từ một hệ thống thị trường rộng hơn và do vậy làm giảm
sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống duy nhất.
Một dạng khác của hợp đồng hoán đổi tín dụng hiện được sử dụng phổ
biến là Hợp đồng trao đổi tòan bộ thu nhập –Total return swap. Hợp đồng này có
thể bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia
một tỷ lệ thu nhập cụ thể trên các khỏan tín dụng của họ. Ví dụ, tổ chức trung
gian sẽ đảm bảo cho ngân hàng A có một tỷ lệ thu nhập trên khỏan vay kinh
doanh cao hơn mức lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ là 3%. Như vậy,
ngân hàng A đã đổi những khỏan thu nhập rủi ro từ khỏan tín dụng lấy những
khỏan thu nhập ổn định hơn.
Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập có thể được xây dựng trên cơ sở một
khỏan cho vay thương mại mà ngân hàng A mới thực hiện. Ngân hàng A sau đó
đồng ý thanh tóan cho ngân hàng B tòan bộ các khỏan thu từ món vay này, bao
gồm cả vốn và lãi và cả những khỏan tăng (giảm) giá trị thị trường của khỏan cho
vay. Về phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A lãi suất
LIBOR cộng với một lãi suất bổ sung và thanh tóan cho ngân hàng B mức giảm
giá thị trường của khỏan cho vay. Về bản chất, ngân hàng B đã chấp nhận tòan
bộ rủi ro tín dụng và cả rủi ro lãi suất (nếu khỏan cho vay có lãi suất thả nổi hay
giá trị của khỏan cho vay nhạy cảm với những biến động trong lãi suất hị trường)
gắn với khỏan cho vay của ngân hàng A. Điều này như thể ngân hàng B là người
cho vay. Hợp đồng này có thể bị chấm dứt sớm nếu như người vay vốn mất khả
năng thanh tóan.
1.1.2 Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit options):
Một công cụ tín dụng phái sinh phổ biến hiện nay được sử dụng là Hợp
đồng quyền chọn ...