Danh mục

CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦNI. RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.88 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các biểu hiện triệu chứng: - Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. - Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hoặc đau ngực, hồi hộp. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán: - Phản ứng cấp tính đối với những sự kiện gây chấn thương hoặc gây stress mới xảy ra. - Đau khổ nặng nề do một sự kiện mới xảy ra, hoặc bệnh nhân luôn bận tâm đến sự kiện đó. - Các triệu chứng khởi đầu có thể có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦNI. RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦNI. RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG1. Các biểu hiện triệu chứng:- Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc.- Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau đầu,đau bụng, hoặc đau ngực, hồi hộp.2. Các đặc trưng để chẩn đoán:- Phản ứng cấp tính đối với những sự kiện gây chấn thương hoặc gây stress mớixảy ra.- Đau khổ nặng nề do một sự kiện mới xảy ra, hoặc bệnh nhân luôn bận tâm đếnsự kiện đó.- Các triệu chứng khởi đầu có thể có dạng cơ thể.- Các triệu chứng bao gồm: cảm xúc trầm hoặc buồn, lo âu, lo lắng, cảm thấykhông thể đương đầu với mọi việc. Phản ứng cấp tính có thể kéo dài vài ngày tớivài tuần.3. Chẩn đoán phân biệt:- Nếu có các triệu chứng rối loạn phân ly (ví dụ: sự xuất hiện đột ngột các triệuchứng dạng cơ thể bất thường hoặc kịch tính).Các triệu chứng cấp tính có thể tồn tại hoặc phát triển theo thời gian. Nếu nhữngtriệu chứng chính tồn tại hơn 1 tháng, cần phải xem xét đến những chẩn đoánkhác:- Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài, xem Trầm cảm.- Nếu các triệu chứng lo âu kéo dài, xem Lo âu lan tỏa.- Nếu các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài, xem các Rối loạn dạng cơ thể.- Nếu các triệu chứng do mất một người thân, xem Rối loạn dạng tang tóc.4. Hướng dẫn quản lý bệnh nhân:Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:- Những sự kiện gây stress thường có những ảnh hưởng về thể chất và tinh thần.- Các triệu chứng liên quan đến stress thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:- Khuyến khích bệnh nhân thực hiện được ý nghĩ riêng biệt của sự kiện gây stress.Tổng kết và củng cố những bước có lợi mà bệnh nhân đã thực hiện để giải quyếtstress:- Xác định các bước bệnh nhân cần thực hiện để thay đổi những tình huống gâystress.- Một thời gian nghỉ ngơi ngắn và sự giảm bớt căng thẳng có thể giúp bệnh nhân.- Khuyến khích bệnh nhân trở lại các hoạt động thường ngày của mình trong vòngvài tuần.6. Thuốc:Hầu hết các phản ứng stress cấp tính sẽ đ ược giải quyết không cần sử dụng thu ốc.Tuy nhiên, nếu các triệu chứng lo âu nặng xuất hiện, cần sử dụng thuốc giải lo âu(ví dụ: nhóm Benzodiazepine như Lorazepam 0,5 - 1 mg x 3 lần/ngày). Nếu bệnhnhân mất ngủ nặng, có thể dùng thuốc ngủ.7. Khám chuyên khoa:Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tháng, cần xem xét để đ ưa ra một chẩn đoánchính xác hơn (xem phần Chẩn đoán phân biệt). Làm theo sự tư vấn của bác sỹchuyên khoa để chẩn đoán.I. CÁC RỐI LOẠN ÁM ẢNH SỢ1. Các biểu hiện triệu chứng:- Bệnh nhân có thể né tránh hoặc hoạt động rất hạn chế do sợ.- Họ có thể có nhiều khó khăn trong việc đi đến phòng khám của bác sĩ, đi muasắm, đi thăm viếng người khác.- Bệnh nhân đôi khi có các triệu chứng cơ thể (đánh trống ngực, thở nhanh, henphế quản). Phỏng vấn sẽ làm lộ rõ các nỗi sợ hãi đặc hiệu.2. Các nét đặc trưng để chẩn đoán:Nỗi sợ hãi mạnh mẽ nhưng vô lý về các vị trí hay sự kiện đặc biệt. Bệnh nhânthường né tránh tất cả các tình huống này.Các tình huống gây sợ hãi thường gặp là:- Sợ ở nhà một mình.- Sợ các vị trí mở.- Sợ nói trước công chúng.- Sợ đám đông hoặc nơi công cộng.- Sợ đi du lịch trong xe buýt, ô tô con, tàu điện hoặc trên máy bay.- Sợ các sự kiện xã hội.- Bệnh nhân có thể không dám rời khỏi nhà một mình do sợ hãi.3. Chẩn đoán phân biệt:- Nếu các cơn lo sợ chiếm ưu thế, xem Rối loạn hoảng sợ.- Nếu khí sắc giảm, buồn rầu nổi bật, xem Trầm cảm.- Nhiều hướng dẫn quản lý có thể có hiệu quả đối với các ám ảnh sợ đặc hiệu (vídụ: sợ nước, sợ chỗ cao).4. Các hướng dẫn quản lý:Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:- Ám ảnh có thể điều trị được.- Việc tránh né các tình huống gây sợ sẽ càng làm cho sợ hãi tăng lên.- Tiến hành một hệ thống các bước đi đặc biệt có thể giúp bệnh nhân vượt qua nỗisợ hãi.5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:- Khuyến khích bệnh nhân thực hành phương pháp thở có kiểm soát để giảm cáctriệu chứng cơ thể của sợ.- Yêu cầu bệnh nhân làm một bảng liệt kê tất cả các tình huống đã làm cho họ sợhãi và tránh né mặc dù người khác không như vậy.- Thảo luận cách đấu tranh với các nỗi sợ hãi đã được cường điệu này (ví dụ: bệnhnhân tự nhủ rằng Tôi đang có cảm giác hơi sợ một chút vì có một đám đông lớn.Cảm giác này sẽ qua đi trong vài phút).- Đặt kế hoạch với các bước tiến hành để giúp bệnh nhân có thể đương đầu và làmquen với các tình huống gây sợ:· Định ra bước đi đầu tiên đến với tình huống gây sợ (ví dụ: đi bộ một đoạn ngắnra khỏi nhà với một thành viên trong gia đình).· Bước đi ban đầu này cần được thực hành một giờ mỗi ngày đến khi bệnh nhânkhông còn sợ hãi nữa.· Nếu tình huống gây sợ vẫn còn gây lo âu, bệnh nhân cần tiến hành thở một cáchchậm rãi và thư giãn, tự nhủ rằng sợ hãi sẽ qua di trong khoảng 30 phút. Bệnhnhân không nên rời khỏi tình huống gây sợ cho đến khi sự sợ hãi lắng dịu đi.· Tiến thêm một b ...

Tài liệu được xem nhiều: