Các doanh nghiệp ngành bán lẻ nội địa Việt Nam với những thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 176.56 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đánh giá những cơ hội và khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó giúp chính phủ, các doanh nghiệp bán lẻ có những điều chỉnh phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các doanh nghiệp ngành bán lẻ nội địa Việt Nam với những thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH BÁN LẺ NỘI ĐỊA VIỆT NAM VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và chắc chắn sẽ có tác động mạnh đến ngành bán lẻ của Việt Nam ở hiện tại và thời gian tới. Tuy nhiên đi kèm với cơ hội là những thách thức lớn đối với ngành và các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam nếu không tận dụng được. Nghiên cứu này đánh giá những cơ hội và khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó giúp chính phủ, các doanh nghiệp bán lẻ có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: Ngành bán lẻ, cách mạng 4.0, doanh nghiệp bán lẻ Abstract The growing trend of the Industrial revolution 4.0 around the world will have a huge impact on the Vietnamese retail industry at present and in the future. It will not only bring about opportunities but also challenges for the retail industry and businesses in Vietnam. This research assesses the opportunities and constraints encountered by Vietnamese local retail businesses under the context of the Industrial revolution 4.0, hence supporting the government and retail businesses to make appropriate adjustments. Keywords: Retail industry, Industrial revolution 4.0, Retail business. 1. Giới thiệu Sau khi gia nhập WTO năm 2007 và đặc biệt thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh đàm phán, ký kết nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như với Chi Lê, Hàn Quốc, CPTPP, FTA- EU, tham gia Cộng đồng ASEAN…là tiền đề cho các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), các tập đoàn của Thái Lan đã mua Big C và Mettro. Đồng thời các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như Vinmart, Saigon Co.op cũng đẩy mạnh xây dựng hệ thống bán lẻ, tạo sự cạnh tranh gay gắt trong ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện tại và trong tương lai, với dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam thể đạt doanh thu từ 102 tỷ USD lên 179 tỷ USD sau 5 năm nữa. Theo dự báo của Bộ Công Thương, ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 20 - 21%/năm từ năm 2016 - 2020. Cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại vào năm 2020. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ, và các doanh nghiệp nội địa sẽ bị đẩy bật hoặc bị thông tính 307 nếu không có chiến lược cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Với dân số trên 90 triệu người, thị trường bán lẻ Việt Nam đang hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Việc tham gia các FTA và đẩy mạnh hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội đối với ngành bán lẻ của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ kể từ sau ngày 1/1/2009, qui định này hầu như mở hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nước ngoài. Tuy nhiên cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới có tác động lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và ngành bán lẻ cũng không ngoài xu hướng đó, xu hướng hội nhập cũng mang đến sự lan toả mạnh mẽ hơn của cuộc cách mạng này đối với Việt Nam. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trong cách mạng công nghiệp 4.0 thì khách hàng và công nghệ sẽ có tác động lớn tới mọi khía cạnh trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp có theo kịp xu hướng công nghệ trong lĩnh vực này để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mới có thể tồn tại và phát triển được. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ phải nhận diện được những cơ hội và thách thức để có những điều chỉnh phù hợp. 2. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 2.1. Những cơ hội 2.1.1. Sàng lọc và xây dựng hệ thống doanh nghiệp bán lẻ có sức cạnh tranh trên thị trường Nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Do đó, đây sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ có năng lực cạnh tranh yếu nhưng cũng là sức ép để các doanh nghiệp nội địa phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, nếu không sẽ không đấu lại được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hiện diện tại thị trường Việt Nam. Do đó, đây có thể là cơ hội hình thành được hệ thống các doanh nghiệp đủ mạnh, cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn bán lẻ mạnh trên thế giới. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng 4.0 thì doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải tận dụng được sự phát triển của công nghệ hiện đại vào hoạt động quản trị và bán hàng, đó là thương mại điện tử E- commerce, Mobile commerce, đó là quản lý dây chuyền cung ứng và phát triển kênh, hệ thống phân phối và bán hàng hiện đại, đó là tái cấu trúc doanh nghiệp trên cơ sở cách mạng 4.0 tập trung vào khâu tổ chức và phân quyền và xây dựng các mối liên kết. Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững được sẽ phụ thuộc vào việc có thu hút được khách hàng không; có thoả mãn được khách hàng không; và có duy trì được lòng trung thành của họ không. Vì vậy, khách hàng 308 chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong các hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố góp phần vào thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. ICT giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các doanh nghiệp ngành bán lẻ nội địa Việt Nam với những thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH BÁN LẺ NỘI ĐỊA VIỆT NAM VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và chắc chắn sẽ có tác động mạnh đến ngành bán lẻ của Việt Nam ở hiện tại và thời gian tới. Tuy nhiên đi kèm với cơ hội là những thách thức lớn đối với ngành và các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam nếu không tận dụng được. Nghiên cứu này đánh giá những cơ hội và khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó giúp chính phủ, các doanh nghiệp bán lẻ có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: Ngành bán lẻ, cách mạng 4.0, doanh nghiệp bán lẻ Abstract The growing trend of the Industrial revolution 4.0 around the world will have a huge impact on the Vietnamese retail industry at present and in the future. It will not only bring about opportunities but also challenges for the retail industry and businesses in Vietnam. This research assesses the opportunities and constraints encountered by Vietnamese local retail businesses under the context of the Industrial revolution 4.0, hence supporting the government and retail businesses to make appropriate adjustments. Keywords: Retail industry, Industrial revolution 4.0, Retail business. 1. Giới thiệu Sau khi gia nhập WTO năm 2007 và đặc biệt thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh đàm phán, ký kết nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như với Chi Lê, Hàn Quốc, CPTPP, FTA- EU, tham gia Cộng đồng ASEAN…là tiền đề cho các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), các tập đoàn của Thái Lan đã mua Big C và Mettro. Đồng thời các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như Vinmart, Saigon Co.op cũng đẩy mạnh xây dựng hệ thống bán lẻ, tạo sự cạnh tranh gay gắt trong ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện tại và trong tương lai, với dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam thể đạt doanh thu từ 102 tỷ USD lên 179 tỷ USD sau 5 năm nữa. Theo dự báo của Bộ Công Thương, ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 20 - 21%/năm từ năm 2016 - 2020. Cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại vào năm 2020. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ, và các doanh nghiệp nội địa sẽ bị đẩy bật hoặc bị thông tính 307 nếu không có chiến lược cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Với dân số trên 90 triệu người, thị trường bán lẻ Việt Nam đang hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Việc tham gia các FTA và đẩy mạnh hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội đối với ngành bán lẻ của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ kể từ sau ngày 1/1/2009, qui định này hầu như mở hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nước ngoài. Tuy nhiên cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới có tác động lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và ngành bán lẻ cũng không ngoài xu hướng đó, xu hướng hội nhập cũng mang đến sự lan toả mạnh mẽ hơn của cuộc cách mạng này đối với Việt Nam. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trong cách mạng công nghiệp 4.0 thì khách hàng và công nghệ sẽ có tác động lớn tới mọi khía cạnh trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp có theo kịp xu hướng công nghệ trong lĩnh vực này để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mới có thể tồn tại và phát triển được. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ phải nhận diện được những cơ hội và thách thức để có những điều chỉnh phù hợp. 2. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 2.1. Những cơ hội 2.1.1. Sàng lọc và xây dựng hệ thống doanh nghiệp bán lẻ có sức cạnh tranh trên thị trường Nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Do đó, đây sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ có năng lực cạnh tranh yếu nhưng cũng là sức ép để các doanh nghiệp nội địa phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, nếu không sẽ không đấu lại được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hiện diện tại thị trường Việt Nam. Do đó, đây có thể là cơ hội hình thành được hệ thống các doanh nghiệp đủ mạnh, cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn bán lẻ mạnh trên thế giới. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng 4.0 thì doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải tận dụng được sự phát triển của công nghệ hiện đại vào hoạt động quản trị và bán hàng, đó là thương mại điện tử E- commerce, Mobile commerce, đó là quản lý dây chuyền cung ứng và phát triển kênh, hệ thống phân phối và bán hàng hiện đại, đó là tái cấu trúc doanh nghiệp trên cơ sở cách mạng 4.0 tập trung vào khâu tổ chức và phân quyền và xây dựng các mối liên kết. Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững được sẽ phụ thuộc vào việc có thu hút được khách hàng không; có thoả mãn được khách hàng không; và có duy trì được lòng trung thành của họ không. Vì vậy, khách hàng 308 chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong các hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố góp phần vào thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. ICT giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp ngành bán lẻ nội địa Bán lẻ nội địa Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 Doanh nghiệp bán lẻ Thị trường bán lẻ Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 417 1 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 374 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 302 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 289 0 0 -
7 trang 276 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 209 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
12 trang 194 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 189 0 0