CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA
Số trang: 41
Loại file: pdf
Dung lượng: 425.33 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên tổng thể, nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa nhân loại có thể phân làm ba giai đoạn: · · Từ thượng cổ đến thế kỷ XIX là giai đoạn so sánh trực quan Cao trào tư tưởng “chủ nghĩa so sánh” thế kỷ XIX thể hiện giai đoạn thứ hai của sự phát triển · Thời đại toàn cầu hóa thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển mới của nghiên cứu so sánh văn hóa. 1: Sơ kì nghiên cứu so sánh văn hóa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA Phương Hán Văn Người dịch: Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) (Trích trong cuốn Văn hóa học so sánh, NXB Đại học Sư phạm Quảng Tây, Quế Lâm, 2003) Trên tổng thể, nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa nhân loại có thể phân làm ba giai đoạn: Từ thượng cổ đến thế kỷ XIX là giai đoạn so sánh trực quan · Cao trào tư tưởng “chủ nghĩa so sánh” thế kỷ XIX thể hiện giai · đoạn thứ hai của sự phát triển Thời đại toàn cầu hóa thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển mới của · nghiên cứu so sánh văn hóa. 1: Sơ kì nghiên cứu so sánh văn hóa Nhà triết học phương Tây Kant có một câu nói: dám tìm kiếm tri thức (tiếng Latin: Sapere audi) Câu nói này càng có ý nghĩa đặc thù đối với các học giả Trung Quốc đương đại, vì chúng ta đang đối mặt với thời đại toàn cầu hóa mà một trong những đặc trưng quan trọng của thời đại này là các dân tộc trên thế giới cùng chung quá trình cách tân và cùng có khởi điểm mới trong ý nghĩa sáng tạo lịch sử. Từ sau Chủ nghĩa Khai sáng, sự phát triển vượt bậc của khoa học phương Tây đã tạo ra nhiều cống hiến quan trọng cho văn hóa thế giới, cũng như xây dựng nên nhiều loại hình khoa học mới cho nền học thuật đương đại. Từ đó về sau, văn hóa phương Tây dần dà trở thành loại hình chủ đạo của thế giới, mở đầu cho quá trình hiện đại hóa. Song chúng ta không thể chỉ đánh giá tích cực về nó, vì ngoài những tác dụng thúc đẩy lớn lao đối với các mặt kinh tế, văn hóa thế giới ra thì nó cũng mang đến không ít những khuyết điểm khó tránh khỏi. Tuy rằng các khiếm khuyết ấy không phải là quan trọng nhưng chúng ta không thể tránh được chúng, chúng ta cần phải phát hiện và phòng chống kịp thời để tránh những tác hại ngày càng lớn của chúng. Trong đó, quá trình đơn nhất hóa và nhất thể hóa càng ngày càng uy hiếp tính đa dạng trong văn hóa nhân loại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đi tìm quan niệm và mô thức văn hóa mới, có thể nói là, văn hóa thế giới đang trong thời điểm chuyển mình một lần nữa. Sự giao thoa văn hóa Đông – Tây sâu đậm khiến cho trí tuệ văn minh cổ xưa của thế giới phương Đông được cả thế giới quan tâm, tạo ra cho các học giả phương Đông đặc biệt là các học giả Trung Quốc một cơ hội sáng tạo mới. Trong mấy thế kỷ gần đây, các học giả Trung Quốc chủ yếu chỉ tiếp nhận và học hỏi các mô thức khoa học và tư tưởng khoa học từ phương Tây. Hiện tại ở phương diện nào đó, các học giả Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội sáng tạo khoa học mới do vì sự sáng tạo của đa chủng văn hóa rồi sẽ thay thê những sáng tạo của văn hóa đơn nhất – vốn là một xu thế phát triển quan trọng của phát triển khoa học thế giới hiện đại. Văn hóa học so sánh chính là một khoa học mới mà các học giả Trung Quốc có thể tự sáng tạo ra hệ thống lý luận cho riêng mình. Muốn sáng tạo khoa học mới, mô thức khoa học và tư tưởng khoa học của văn hóa học, trước tiên chúng ta phải nhận thức mới về lịch sử và văn hóa nhân loại. Văn hóa nhân loại từ khởi thủy đến hôm nay đã trải qua quá trình lịch sử hàng chục vạn năm. Nếu tính từ thời kì đồ đá cũ thì ước khoảng 50 vạn năm. Căn cứ vào ý kiến của các nhà khảo cổ, thời đại trước khi nhân loại có văn tự thuộc thời kì tiền sử, gần nhất với thời đại hiện đại là thời kì đồ đồng cách đây ước khoảng 2500 năm đến 5000 năm về trước; thời kì đồ đá mới trước thời đại đồ đồng cách đây khoảng 5000 đến 7500 năm về trước. Còn thời kì đồ đá cũ lùi về khoảng 7500 năm đến 40 vạn năm trước. Từ khoảng thời gian lâu dài từ thời kì đồ đá cũ đến nay, nhân loại từ thời nguyên thủy bước vào thời kì hiện đại đã sáng tạo ra trong vũ trụ này nhiều sản phẩm trước đây chưa từng có. Những sáng tạo của nhân loại thể hiện ở nhiều lĩnh vực, chủng loại từ nông nghiệp, chăn nuôi (mục nghiệp), ngư nghiệp, công nghiệp, chính trị, pháp luật, đạo đức, học thuật, văn học – nghệ thuật v.v.., song nếu nhìn ở góc độ nghĩa rộng thì tất cả các sáng tạo ấy đều là sáng tạo văn hóa. Nhìn trên tổng thể, hành vi của nhân loại đều là hành vi sáng tạo văn hóa khác nhau. Thế giới hiện đại có hàng trăm quốc gia, có hàn ngàn hàng vạn dân tộc, mỗi dân tộc / quốc gia đều có văn hóa riêng của mình. Trong bối cảnh lịch sử nhân loại diễn ra lâu dài; xã hội, quốc gia, dân tộc của các dân tộc được phân định cực kỳ phong phú như thế thì nghiên cứu so sánh văn hóa là hết sức cần thiết. Xét các thời đại lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo chiều dọc. Các thời đại lịch sử khác nhau có văn hóa khác nhau, thậm chí có thể cùng một thời đại lại có nhiều loại văn hóa khác nhau. Lấy ví dụ thời kì đồ đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU SO SÁNH VĂN HÓA Phương Hán Văn Người dịch: Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) (Trích trong cuốn Văn hóa học so sánh, NXB Đại học Sư phạm Quảng Tây, Quế Lâm, 2003) Trên tổng thể, nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa nhân loại có thể phân làm ba giai đoạn: Từ thượng cổ đến thế kỷ XIX là giai đoạn so sánh trực quan · Cao trào tư tưởng “chủ nghĩa so sánh” thế kỷ XIX thể hiện giai · đoạn thứ hai của sự phát triển Thời đại toàn cầu hóa thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển mới của · nghiên cứu so sánh văn hóa. 1: Sơ kì nghiên cứu so sánh văn hóa Nhà triết học phương Tây Kant có một câu nói: dám tìm kiếm tri thức (tiếng Latin: Sapere audi) Câu nói này càng có ý nghĩa đặc thù đối với các học giả Trung Quốc đương đại, vì chúng ta đang đối mặt với thời đại toàn cầu hóa mà một trong những đặc trưng quan trọng của thời đại này là các dân tộc trên thế giới cùng chung quá trình cách tân và cùng có khởi điểm mới trong ý nghĩa sáng tạo lịch sử. Từ sau Chủ nghĩa Khai sáng, sự phát triển vượt bậc của khoa học phương Tây đã tạo ra nhiều cống hiến quan trọng cho văn hóa thế giới, cũng như xây dựng nên nhiều loại hình khoa học mới cho nền học thuật đương đại. Từ đó về sau, văn hóa phương Tây dần dà trở thành loại hình chủ đạo của thế giới, mở đầu cho quá trình hiện đại hóa. Song chúng ta không thể chỉ đánh giá tích cực về nó, vì ngoài những tác dụng thúc đẩy lớn lao đối với các mặt kinh tế, văn hóa thế giới ra thì nó cũng mang đến không ít những khuyết điểm khó tránh khỏi. Tuy rằng các khiếm khuyết ấy không phải là quan trọng nhưng chúng ta không thể tránh được chúng, chúng ta cần phải phát hiện và phòng chống kịp thời để tránh những tác hại ngày càng lớn của chúng. Trong đó, quá trình đơn nhất hóa và nhất thể hóa càng ngày càng uy hiếp tính đa dạng trong văn hóa nhân loại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đi tìm quan niệm và mô thức văn hóa mới, có thể nói là, văn hóa thế giới đang trong thời điểm chuyển mình một lần nữa. Sự giao thoa văn hóa Đông – Tây sâu đậm khiến cho trí tuệ văn minh cổ xưa của thế giới phương Đông được cả thế giới quan tâm, tạo ra cho các học giả phương Đông đặc biệt là các học giả Trung Quốc một cơ hội sáng tạo mới. Trong mấy thế kỷ gần đây, các học giả Trung Quốc chủ yếu chỉ tiếp nhận và học hỏi các mô thức khoa học và tư tưởng khoa học từ phương Tây. Hiện tại ở phương diện nào đó, các học giả Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội sáng tạo khoa học mới do vì sự sáng tạo của đa chủng văn hóa rồi sẽ thay thê những sáng tạo của văn hóa đơn nhất – vốn là một xu thế phát triển quan trọng của phát triển khoa học thế giới hiện đại. Văn hóa học so sánh chính là một khoa học mới mà các học giả Trung Quốc có thể tự sáng tạo ra hệ thống lý luận cho riêng mình. Muốn sáng tạo khoa học mới, mô thức khoa học và tư tưởng khoa học của văn hóa học, trước tiên chúng ta phải nhận thức mới về lịch sử và văn hóa nhân loại. Văn hóa nhân loại từ khởi thủy đến hôm nay đã trải qua quá trình lịch sử hàng chục vạn năm. Nếu tính từ thời kì đồ đá cũ thì ước khoảng 50 vạn năm. Căn cứ vào ý kiến của các nhà khảo cổ, thời đại trước khi nhân loại có văn tự thuộc thời kì tiền sử, gần nhất với thời đại hiện đại là thời kì đồ đồng cách đây ước khoảng 2500 năm đến 5000 năm về trước; thời kì đồ đá mới trước thời đại đồ đồng cách đây khoảng 5000 đến 7500 năm về trước. Còn thời kì đồ đá cũ lùi về khoảng 7500 năm đến 40 vạn năm trước. Từ khoảng thời gian lâu dài từ thời kì đồ đá cũ đến nay, nhân loại từ thời nguyên thủy bước vào thời kì hiện đại đã sáng tạo ra trong vũ trụ này nhiều sản phẩm trước đây chưa từng có. Những sáng tạo của nhân loại thể hiện ở nhiều lĩnh vực, chủng loại từ nông nghiệp, chăn nuôi (mục nghiệp), ngư nghiệp, công nghiệp, chính trị, pháp luật, đạo đức, học thuật, văn học – nghệ thuật v.v.., song nếu nhìn ở góc độ nghĩa rộng thì tất cả các sáng tạo ấy đều là sáng tạo văn hóa. Nhìn trên tổng thể, hành vi của nhân loại đều là hành vi sáng tạo văn hóa khác nhau. Thế giới hiện đại có hàng trăm quốc gia, có hàn ngàn hàng vạn dân tộc, mỗi dân tộc / quốc gia đều có văn hóa riêng của mình. Trong bối cảnh lịch sử nhân loại diễn ra lâu dài; xã hội, quốc gia, dân tộc của các dân tộc được phân định cực kỳ phong phú như thế thì nghiên cứu so sánh văn hóa là hết sức cần thiết. Xét các thời đại lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo chiều dọc. Các thời đại lịch sử khác nhau có văn hóa khác nhau, thậm chí có thể cùng một thời đại lại có nhiều loại văn hóa khác nhau. Lấy ví dụ thời kì đồ đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 276 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 248 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 243 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 231 0 0 -
9 trang 205 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 200 0 0 -
12 trang 136 0 0
-
15 trang 136 0 0