Danh mục

Các giải pháp hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng thông qua học phần thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn luận các vấn đề về công tác thực tập tốt nghiệp của chương trình mình công tác là Quản lý Tài nguyên môi trường nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng, các thế mạnh và các vấn đề còn hạn chế để từ đó có các đề xuất để công tác này được ngày càng hoàn thiện hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra được các nội dung lưu ý khi tìm kiếm doanh nghiệp, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai học phần thực tập tốtn nghiệp, từ đó có những đề xuất phù hợp. Từ đó đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường nhằm cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng thông qua học phần thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một CÁC GIẢI PHÁP HỢP TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG QUA HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Xuân Hạnh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc đối với sinh viên trước khi ra trường được triển khaiở hầu hết các trường đại học tại Việt Nam. Tại trường đại học Thủ Dầu Một, học phần này là họcphần bắt buộc với tất cả các chương trình đào tạo đang tuyển sinh và giảng dạy hiện nay. Khi đó,sinh viên sẽ trãi qua từ 8 tuần thực tập tại các cơ sở bên ngoài có công việc phù hợp với kiến thứcmình đang học. Môn học là những hoạt động nghề nghiệp thực tế có liên quan đến lĩnh vực lựa chọncủa sinh viên. Đợt thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa học. Ở bài viết này, Tác giả xin bàn luận các vấn đề về công tác thực tập tốt nghiệp của chươngtrình mình công tác là Quản lý Tài nguyên môi trường nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng, các thếmạnh và các vấn đề còn hạn chế để từ đó có các đề xuất để công tác này được ngày càng hoàn thiệnhơn. Nghiên cứu đã chỉ ra được các nội dung lưu ý khi tìm kiếm doanh nghiệp, những thuận lợi vàkhó khăn khi triển khai học phần thực tập tốtn nghiệp, từ đó có những đề xuất phù hợp. Từ đó đápứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường nhằm cung cấp nguồn lực chất lượngcao cho tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Chất lượng đào tạo; Chương trình Quản lý tài nguyên môi trường; Nguồn nhân lực;Người sử dụng lao động; Thực tập tốt nghiệp;1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra là khâu đào tạo thực hành góp phần thực hiệncác nguyên lý giáo dục, gắn lý thuyết vào thực hành, lý luận với thực tiễn trong hoạt động đào tạosinh viên ở bậc đại học (Nguyễn Văn Tuấn, 2009). Hoạt động của học phần Thực tập tốt nghiệp cóvai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với quá trình làm việc sau này của sinhviên. Các hoạt động này cũng là cơ hội sát thực nhất để sinh viên được tiếp cận và tìm hiểu thực tế,tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh, vận hành của các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, hợp tácxã, trung tâm… Hoạt động của môn học thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có điều kiện vận dụng hầuhết các kỹ năng và kiến thức chuyên môn đã được học vào công việc thực tế nhằm giải quyết các vấnđề cụ thể nhất đang diễn ra tại cơ quan tiếp nhận thực tập. Thông qua hoạt động thực tập tốt nghiệp,sinh viên có điều kiện hình thành và phát triển thêm tri thức bên cạnh các kỹ năng nghề, rèn luyệnphẩm chất đạo đức cho sinh viên (Nguyễn Huy Trung, 2010). Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện để trao dồi các chuyên môn khác, các kỹ năng xãhội cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp ra trường. Mặt khác, thực tập tốtnghiệp giúp các cơ sở đào tạo kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường ở toàndiện các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ đạo đức… góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượngđào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đào tạo chuyên môn tại trường và các hoạt động chuyên môntại doanh nghiệp hiện nay còn có sự khác biệt khá lớn do lý thuyết và thực hành có sự vênh nhau nhấtđịnh do nhiều lý do. Sự cập nhật về bối cảnh, cơ sở lý thuyết, xu thế thời đại, thiết bị máy móc, phầnmềm vận hành, hạ tầng cơ sở… sẽ ít nhiều có sự khác biệt và điều này không thể tránh khỏi. Thôngqua những lý luận dưới đây, chúng ta sẽ phần nào sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này (Bảng mô tả Chươngtrình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, 2018) 312. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Bài viết nghiên cứu nội dung cụ thể trong học phần thực tập tốt nghiệp như: chuẩn đầu ra đápứng, các chỉ báo thực hiện chuẩn đầu ra; thủ tục triển khai học phần thực tập; các vấn đề phát sinhkhi tìm kiếm đơn vị thực tập, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai học phần và từ đó đề xuấtcác gỉai pháp cải tiến. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn giảng sâu giảng viên; trãi nghiệmvà quan sát thực tế sự việc. - Nghiên cứu các quy định của trường đại học Thủ Dầu Một về học thực tập tốt nghiệp như:thời gian thực tập, lập kế hoạch thực tập, phân công chuyên môn giảng viên hướng dẫn thực tập, cácquy định về cung cấp giấy giới thiệu cho sinh viên, quy định về hình thức nộp bài, bố cục bài viết,phân công chấm điểm… - Nhóm tác gỉa đã phỏng vấn sâu giảng viên phụ trách học phần thực tập tốt nghiệp lâu năm,phỏng vấn doanh nghiệp quen biết để tìm ra mặt ưu và nhược điểm của việc triển khai thực tập tạiđơn vị từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục: ví dụ: thời gian thực tập, nội dung thực tập, cách thứchướng dẫn, cách thứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: