Danh mục

Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lực hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên là những phẩm chất, khả năng được tạo ra do sự tác động qua lại giữa các thành tố (các cơ sở đào tạo giáo viên) của hệ thống để có thể thực hiện chức năng đào tạo, tư vấn và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu chung của ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 9-18 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: baodq@hnue.edu.vn Tóm tắt. Năng lực hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên là những phẩm chất, khả năng được tạo ra do sự tác động qua lại giữa các thành tố (các cơ sở đào tạo giáo viên) của hệ thống để có thể thực hiện chức năng đào tạo, tư vấn và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu chung của ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên có rất nhiều giải pháp, tuy nhiên có hai giải pháp cơ bản: xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống và xác định rõ các chức năng của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Để các giải pháp trên thực sự có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm triển khai những giải pháp này vào thực tiễn, đặc biệt cần phải trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo giáo viên. Các cơ sở đào tạo giáo viên phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hệ thống giáo dục, tạo sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về chất lượng giữa nơi đào tạo (các trường sư phạm) và nơi sử dụng (các cơ sở giáo dục).1. Đặt vấn đề Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành sư phạm, các trường sưphạm trong cả nước đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo các nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị tốt, có trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội trong từng giai đoạn pháttriển của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triểngiáo dục, các trường sư phạm nói riêng phải phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệuquả đào tạo giáo viên. Muốn phát huy hiệu quả tổng hợp năng lực của tất cả các cơ sở thì cần thiếtlập các mối quan hệ về cấu trúc và chức năng giữa các cơ sở đào tạo giáo viên saocho trở thành một tổ chức có tính hệ thống theo hướng phân tầng: trường quốc gia,trường vùng, trường liên tỉnh; dựa vào từng thế mạnh riêng của từng cơ sở và liên 9 Đinh Quang Báokết các cơ sở đào tạo giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để nâng caonăng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên (CSĐTGV) có rất nhiều giải pháp.Nội dung nghiên cứu của bài báo là các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thốngCSĐTGV.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống2.1.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống CSĐTGV Việc xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống CSĐTGV phải theo nguyên tắc xácđịnh đơn vị cấu trúc và tạo được mối quan hệ tương trợ giữa các đơn vị đó. Chínhcác mối quan hệ này mới tạo ra hoạt động chức năng của hệ thống. Chức năng chínhcủa hệ thống CSĐTGV là đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân.Như vậy khi thiết kế hệ thống phải hướng vào việc tạo cho nó có năng lực nâng caođược chất lượng nguồn nhân lực đó. - Đơn vị cấu trúc của hệ thống CSĐTGV là các CSĐTGV. Trước hết đó là cáctrường sư phạm (SP): Trung học sư phạm (THSP), cao đẳng sư phạm (CĐSP), đạihọc sư phạm (ĐHSP). Các trường SP đó đào tạo giáo viên (GV) cho các cấp học:Giáo dục mầm non, phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.Bên cạnh đó còn có các trường đa ngành có đào tạo giáo viên (được phát triển từcác trường sư phạm). Khái niệm “đào tạo giáo viên” ngày nay được hiểu rộng hơn với thuật ngữ mới“giáo dục giáo viên” theo khuyến nghị của UNESCO. Với nghĩa này giáo dục GVbao gồm giai đoạn đào tạo ban đầu ở các CSĐTGV và giai đoạn bồi dưỡng, pháttriển nghề nghiệp trong cả quá trình hành nghề của người GV. Ngày nay, cũng theo xu hướng đó Việt Nam cũng cần và thực tế đã thực hiệngắn liền việc đào tạo ban đầu và bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp GV. Mặt kháccác CSĐTGV không chỉ đào tạo ban đầu, mà còn bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệpGV và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), ngược lại các cơ sởbồi dưỡng thường xuyên GV, CBQLGD cũng có chức năng đào tạo GV. Các trườngbồi dưỡng CBQLGD cũng được hình thành và theo logic cùng thực hiện nhiệm vụphát triển năng lực đội ngũ giáo viên và CBQLGD. Như vậy trong quá khứ, hiện tại và tương lai đào tạo, bồi dưỡng, phát triển độingũ GV, CBQLGD cho ngành giáo dục là những lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ lôgichệ thống. Điều này đã được khẳng định trong các chủ trương của Đảng, Nhà nướcvà ngành GD. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, hội thảo các ý kiến chuyên giacũng khẳng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: