Danh mục

Các giám đốc mới cần biết những gì?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.89 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn nhận được lời mời tham gia vào đội ngũ quản lý của một công ty, bạn đã hoàn thành các công việc của mình và trả lời là “có”. Chắc chắn sẽ có đôi điều bạn cần làm trước cuộc gặp gỡ đầu tiên này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giám đốc mới cần biết những gì? Các giám đốc mới cần biết những gì? Bạn nhận được lời mời tham gia vào đội ngũ quản lý của một công ty, bạn đãhoàn thành các công việc của mình và trả lời là “có”. Chắc chắn sẽ có đôi điều bạncần làm trước cuộc gặp gỡ đầu tiên này. Một khi bạn chấp nhận lời mời tham gia vào bộ sậu quản lý, công ty sẽ tổ chứcmột chương trình định hướng dành riêng cho cho bạn. Những giám đốc giỏi luôn chắcchắn rằng họ nắm vững tất cả những gì cần biết trước khi họ bước chân vào phòng hộiđồng quản trị và không ngừng đưa ra các câu hỏi cụ thể để có thêm được thông tin, cáccuộc họp bàn và ghé thăm nhiều nơi. Mục đích sau cùng là thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh công ty đãđề ra. Dưới đây là một vài yếu tố bạn sẽ muốn và cần tìm hiểu rõ: Các ký hiệu, thuật ngữ chuyên môn Các ký hiệu, thuật ngữ, tên gọi, tên viết tắt chuyên ngành thường được sử dụngtrong các cuộc họp ban quản lý. Điều này có thể khiến nhiều giám đốc mới trở nên bốirối, và bất đắc dĩ phải đặt câu hỏi để người diễn giải ý nghĩa trong khi mọi người khácdường như đã hiểu rõ. Để tránh khỏi khúc mắc này, bạn hãy đề nghị được cung cấp một bạn từ điểnthu nhỏ các thuật ngữ có liên quan tới công ty và tới lĩnh vực kinh doanh của công ty. Chiến lược, các vấn đề then chốt và những nhân vật hàng đầu Đây là ba yêu tố quan trọng nhất mà bất cứ nhà quản lý mới nào cũng cần tìmhiểu ngay khi bước chân cánh cửa công ty. Thông thường, cách thức tốt nhất đó là dành ra hai ngày tại trụ sở công ty đểgặp gỡ trực tiếp với từng nhà quản lý cấp cao, bắt đầu với CEO (Giám đốc điều hành)và các CFO (Giám đốc tài chính). Tiếp theo đó là các nhà quản lý khác trong nấcthang điều hành của công ty. Điều này sẽ cho phép các nhà quản trị cấp cao của công ty biết hơn về bạntrước khi họ bắt đầu làm việc với bạn trong phòng họp và đem lại cho bạn cơ hội đểtìm hiểu về công ty trong một nơi mà bạn có thể thoải mái đặt ra các câu hỏi. Bạn có thể đã từng gặp gỡ CEO hay có thể là CFO trong quy trình tuyển dụnggiám đốc, song cuộc gặp lần này sẽ rất khác biệt. Nó hướng tới việc cung cấp cho bạnnhững hiểu biết sâu hơn về các vấn đề then chốt tương thích với một vài người nào đóđóng vai trò quan trọng trong ban giám đốc. Cuộc gặp gỡ đầu tiên nên là với CEO để bạn có được một cái nhìn tổng quanvề công ty và những vấn đề then chốt công ty đang phải đối mặt, thông thường baogồm cả những thấu hiểu sâu về chiến lược kinh doanh của công ty. Sẽ rất hữu ích với việc bạn hỏi xem có tài liệu chiến lược kinh doanh gần đâynào của công ty mà bạn có thể xem qua trước hay liệu CEO có thể cung cấp cho bạnnhững thông tin giá trị nào không. Cuộc gặp gỡ với CEO sẽ đem lại cho bạn cơ hội đểtìm hiểu về các con số, các mục tiêu cũng như hiểu được các phương pháp đánh giáhoạt động kinh doanh chủ yếu được sử dụng. Bên cạnh đó, không tồi chút nào nếu bạn đề nghị CFO giới thiệu cho bạn vềbản báo cáo tài chính trong quý gần đây nhất của công ty. Nếu bạn cũng có chân trongban kiểm toán nội bộ, luôn là một ý tưởng thích hợp khi dành thời gian trò chuyện vớicác nhà kiểm toán nội bộ. Tiếp theo bước khởi đầu này, bạn cần lên kế hoạch cụ thể cho ngày tiếp theo sẽgặp gỡ những ai, ở vị trí nào. Chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để đặt ra các câuhỏi khác nhau nhằm tăng thêm sự hiểu biết của mình về công ty. Ghé thăm các địa điểm Nhiều công ty thường tổ chức các chuyến thăm qua các địa điểm của công tycho những giám đốc mới. Nếu không có chuyến thăm quan nào nằm trong kế hoạchđịnh hướng cho bạn, hãy yêu cầu ít nhất một chuyến. Ví dụ, nếu công ty có hai ngành kinh doanh chính, bạn có thể muốn ghé thămmột cơ sở hoạt động trong từng ngành. Nếu các hoạt động của công ty dễ dàng tiếpcận, chẳng hạn như ngành công nghiệp bán lẻ, bạn có thể tự mình thăm quan các cửahàng hay các nhà kho,.... Bên cạnh đó, đừng quên ghé thăm một vài cửa hàng của cácđối thủ cạnh tranh chính. Một vấn đề cần quan tâm khi ghé thăm các địa điểm hoạt động đó là đội ngũnhân viên thường nêu lên các vấn đề về lương thưởng, về tài chính hay phàn nàn vềcác chính sách của công ty. Đã xảy ra trường hợp 3 giám đốc mới của một công ty lớnghé thăm một xưởng sản xuất trực thuộc và nhà quản lý xưởng sản xuất này phàn nànvề 3 triệu USD tiền mở rộng nhà xưởng không được cung cấp đầy đủ. Các giám đốcmới này nói với nhà quản lý rằng “đó có thể là một sai sót”. Ngay khi ôtô của ba giám đốc mới rời bánh khỏi xưởng sản xuất, vị quản lý nọlập tức gọi điện tới CEO của công ty và nói rằng ông đã nhận được sự giúp đỡ về ngânsách từ cấp quản trị cao nhất. Không cần phải nói, ba giám đốc mới này - những người có quá ít kiến thức vềcác con số kinh doanh và các quyết định tài chính - sẽ đương đầu với những đón tiếplạnh nhạt từ hội sở công ty. Có thể thấy, những phản hồi tốt nhất trong các trường hợpnà ...

Tài liệu được xem nhiều: