Danh mục

Các hình thế thời tiết gây mưa lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.07 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các hình thế thời tiết gây mưa lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị trình bày: Tác động của các hình thế thời tiết gây mưa lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị được biểu hiện thông qua phân tích số liệu mưa lớn trên diện rộng thời kỳ 1977-2007,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thế thời tiết gây mưa lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng TrịCÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LŨTRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊĐỖ MẠNH TÔNTrường THPT Cồn Tiên, Quảng TrịTóm tắt: Tác động của các hình thế thời tiết gây mưa lũ trên lưu vực sôngThạch Hãn tỉnh Quảng Trị được biểu hiện thông qua phân tích số liệu mưalớn trên diện rộng thời kỳ 1977-2007. Qua đó, xác định 2 nguyên nhân với 5loại hình thế thời tiết chủ yếu gây ra các đợt mưa sinh lũ trong vòng 30 nămtrên lưu vực sông Thạch Hãn; trong đó bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụnhiệt đới và không khí lạnh được xem là các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu.1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MƯA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNHTHÀNH LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊSông Thạch Hãn là hệ thống sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị và cũng là một trong nhữngsông được xếp vào loại lớn của sông ngòi Việt Nam, tổng diện tích lưu vực khoảng2800km2 (chiếm 61% diện tích toàn tỉnh), tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 768km.Dòng chảy chính của hệ thống sông này là sông Thạch Hãn có chiều dài 156km, có 37con sông gồm 17 sông nhánh cấp I, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III vớinhững nhánh sông quan trọng là sông Hiếu (sông Cam Lộ), sông Vĩnh Phước, sông ÁiTử, sông Nhùng - Vĩnh Định, sông Cánh Hòm. Hầu hết các sông này đều bắt nguồn từsườn đông dãy Trường Sơn, đổ ra biển Đông qua Cửa Việt là chính và vào phá TamGiang, Cửa Tùng khi có lũ lớn. Do dòng chảy đổi hướng nhiều lần theo các nếp uốn củađịa hình nên hệ số uốn khúc của sông Thạch Hãn đạt tới 2,5. Độ cao bình quân của lưuvực 301m, độ dốc bình quân lưu vực 20,1%, chiều rộng bình quân lưu vực 38,6m. Lưuvực sông có hình dạng tròn, phần giữa lưu vực có địa hình cao hơn so với đường phânnước lưu vực nên các phụ lưu đều phát triển mạnh về phía bờ phía trái lưu vực với hệ sốkhông cân bằng lưới sông đạt rất cao 4,59. Mạng lưới sông suối trong lưu vực phát triển0,29km/km2.Theo định nghĩa một đợt mưa lớn là đợt mưa bao trùm ít nhất 2/3 lãnh thổ, mà nguyênnhân gây ra nó có tính hệ thống với lượng mưa ngày từ 50mm trở lên và toàn đợt đạttrên 100mm, trên lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, từ 1977-2007 đã thống kêđược 205 đợt mưa lớn trên diện rộng. Trong năm, những đợt mưa lớn xuất hiện đầu tiênvào tháng V, VI gọi là mưa Tiểu mãn, sau đó giảm dần vào tháng VII, tăng dần vàotháng VIII, đạt cực đại tháng IX, X và kéo dài đến hết tháng XI.Các đợt mưa lớn chủ yếu tập trung từ tháng VIII đến tháng XI, đặc biệt tháng IX, X vàothời kỳ này hàng tháng có 3-4 đợt mưa lớn trên diện rộng. Nhìn chung mưa nhiều tậptrung ở phía Tây và Tây Nam, những nơi địa hình đón gió Đông và Đông Nam của hệthống Trường Sơn Bắc.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 57-6258ĐỖ MẠNH TÔNNăm 1983, 1984, 1997, 2001, 2003, 2006 là những năm số đợt mưa lớn diện rộng nhiềunhất (6-8 đợt). Những năm 1982, 1991, 1994, 1997 là những năm mưa lớn diện rộng vớitrị số nhỏ nhất (3-4 đợt). Tuy nhiên, số lượng các đợt mưa lớn diện rộng không quyếtđịnh hoàn toàn việc hình thành và cường độ của lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn. Ví dụ:Năm 1999 diễn ra trận lũ lịch sử của lưu vực sông Thạch Hãn. Gây thiệt hại lớn vềngười và tài sản nhưng số đợt mưa không nhiều (4 đợt từ ngày 2 đến 5 tháng XI). Đểđánh giá tác động của mưa lớn đối với sự hình thành lũ trên lưu vực sông Thạch Hãntỉnh Quảng Trị. Ngoài số lượng các đợt mưa, một trong những đặc trưng đó là số ngàymưa lớn (≥ 50mm/ngày) và số ngày mưa rất lớn (≥ 100mm/ngày). Tập hợp các số liệuthống kê về số trận lũ xảy ra trong từng năm, so sánh với ngày mưa lớn và mưa rất lớntrên lưu vực sông Thạch Hãn cho thấy rõ mối tương quan mật thiết giữa chúng. Hàngnăm trung bình lưu vực sông Thạch Hãn xảy ra 3,52 đợt lũ có biên độ > 1,1m, lũ tậptrung vào tháng IX-X, trùng với thời gian số ngày mưa lớn và mưa rất lớn phần nhiều.Trong thời gian này hàng tháng trung bình 2,5 trận lũ, ứng với ngày mưa lớn và rất lớnlà 3-4 ngày/tháng, lượng mưa ngày cực đại trong thời gian này lên đến 200350mm/ngày tức thuộc loại mưa rất lớn. Điều này chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữamưa và lũ. Do đó, nghiên cứu dự báo mưa lớn, rất quan trọng đối với việc dự báo cũngnhư đưa ra giải pháp ứng phó với các trận lũ lớn lưu vực sông Thạch Hãn [4, 41-56] .2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNHQUẢNG TRỊ- Mùa lũ: Trùng với mùa mưa từ tháng VIII đến XI hàng năm. Tổng lượng dòngchảy trong mùa mưa lũ chiếm 65-75% tổng lượng dòng chảy cả năm. Ngoài lũchính mùa còn xuất hiện lũ Tiểu mãn trong tháng V, VI với tần suất 2,5năm/lần.- Số trận lũ: Tại lưu vực sông Thạch Hãn, trung bình mỗi năm có 3,52 đợt lũ. Sốlượng lũ phân phối các năm khác biệt rất lớn. Có năm chỉ xuất hiện 1 trận lũ nhưcác năm 1979, 1991 nhưng cũng có năm xuất hiện 6-7 đợt lũ như các năm 1998 (7đợt) năm 1990, 2000 (6 đợt) hay năm 1999 có 4 đợt.- Cường suất lũ: Với đặc trưng địa hình lưu vực dốc, cường suất lũ sông Thạch Hãnlớn, ở hạ lưu sông trung bình đạt 10-30cm/h cực đại có thể đạt trên 1m/h như trậnlũ ngày 7-17/11/1981 tại thị xã Quảng Trị là 101cm. Còn ở các vùng thượng lưu,cường suất lũ trung bình 70cm/h, cực đại có thể đạt trên 200cm/h.- Thời gian lũ: Do đặc điểm sông ngắn, dốc nên thời gian lũ tại sông Thạch Hãnthường ngắn. Thời gian kéo dài 1 trận lũ khoảng 85 giờ, trong đó thời gian lũ lênkhoảng 30 giờ và thời gian lũ xuống khoảng 55 giờ. Đối với những cơn lũ đơnthường chỉ kéo dài 1-2 ngày, lũ kép có thể kéo dài đến 6-7 ngày.- Đỉnh lũ: Đỉnh lũ lớn nhất hàng năm giao động mạnh. Sự dao động của đỉnh lũ hàngnăm có liên hệ chặt chẽ với hiện tượng ENSO. Những năm chịu ảnh hưởng của ElNino, như 1982, 1984, 1996, 2001, 2003, 2006 đỉnh lũ thấp, những năm chịu ảnhhưởng của La Nina đỉnh lũ vượt trội các năm khác như 1983, 1997, 1999. [3, 15],[5, 64-67].CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN...59Nếu phân mức đỉnh lũ tại trạm Thạch Hãn trên sông Thạc ...

Tài liệu được xem nhiều: