Danh mục

Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.05 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Châu Âu vào đầu thế kỷ XIX, những nhà kinh tế học cổ điển hầu như không bàn đến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu được cho là quyền tự nhiên. Ngay cả trong bản tuyên ngôn về quyền con người, quyền công dân sau Cách mạng tư sản Pháp 1789 cũng viết: “Sở hữu là quyền không thể xâm phạm và thiêng liêng của con người”. Con người sinh ra là đã có quyền sở hữu.Marx chỉ ra rằng quan hệ sản xuất chịu sự quyết định trực tiếp của lực lượng sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1 Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1Châu Âu vào đầu thế kỷ XIX, những nhà kinh tế học cổ điển hầu như không bànđến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu được cho là quyền tự nhiên.Ngay cả trong bản tuyên ngôn về quyền con người, quyền công dân sau Cáchmạng tư sản Pháp 1789 cũng viết: “Sở hữu là quyền không thể xâm phạm vàthiêng liêng của con người”. Con người sinh ra là đã có quyền sở hữu.Marx chỉ ra rằng quan hệ sản xuất chịu sự quyết định trực tiếp của lực l ượng sảnxuất, nhưng với tư cách là thành tố quan trọng nhất, quyết định bản chất quan hệsản xuất, quyết định bản chất chế độ kinh tế, quan hệ sở hữu l à tiêu chí để phânbiệt các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau. Như vậy quan hệ sở hữu trong xã hộinhư thế nào thì kết cấu giai cấp, bản chất chính trị của xã hội sẽ như vậy. Sở hữulà một vấn đề kinh tế chính trị, cần có quan điểm chính trị khi b àn về vấn đề sởhữu chứ không chỉ thuần túy kinh tế khi xem xét vấn đề này.Bàn đến vấn đề sở hữu là bàn đến vấn đề cốt lõi của một chế độ kinh tế – xã hội.Trước khi chủ nghĩa lập hiến ra đời những vấn đề cốt lõi có tính nhạy cảm phô bàybản chất giai cấp, bản chất của Nhà nước như vấn đề sở hữu chưa bao giờ đượcđưa ra công khai trước toàn xã hội như một thỏa ước hết sức bình đẳng giữa nhàcầm quyền và nhân dân. Vấn đề sở hữu như là yếu tố lõi của một nền kinh tế vì thếhẳn nhiên nó cũng có quan hệ rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự hưng vong của mộtnền chính trị của bất cứ quốc gia nào. Việc phân tích các hình thức sở hữu của mộtxã hội cho phép xác định cơ cấu kinh tế - xã hội, địa vị kinh tế - xã hội của mỗigiai cấp, tầng lớp trong trong xã hội cũng như những mối quan hệ qua lại giữa cáchình thức sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu cơ sở hạ tầng của nhànước, bản chất giai cấp của Nhà nước.Với cách tiếp cận pháp lý – chính trị, nước ta hiện nay thừa nhận song song 2 chếđộ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tậpthể) và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa ( hình thức sở hữu tư nhân làm nòng cốt).Trong Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta chưa xác định các hình thức sở hữutrong nền kinh tế quốc dân. Đến Hiến pháp 1959, bốn h ình thức sở hữu chủ yếuđược quy định trong Hiến pháp bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữutư nhân và sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc(xem điều 11 Hiến pháp 1959). Nếu Hiến pháp năm 1980 chỉ ghi nhận hai h ìnhthức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể(xem điều 18 Hiến pháp1980) thì Hiến pháp 1992 trong công cuộc đổi mới đã thừa nhận nền kinh tế hanghóa nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân…trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (xemđiều 11 Hiến pháp 1992).Trong phạm vi đề tài này nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu về các hình thức sởhữu hiến định ở ba mặt lý luận, thực tiễn và một vài đánh giá sơ lược mang tínhchủ quan và gợi mở với cơ sở pháp lý là bản Hiến pháp hiện hành của nước CộngHòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút,gồm 12 chương, 147 điều) mà cụ thể là điều 15 thuộc chương II, chương chế độkinh tế:Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước.Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị tr ường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổchức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.”Dưới đây là nội dung của đề tài được trình bày theo bố cục ba phần như sau: 1. Cơ sở pháp lý và lý luận  2. Thực tiễn  3. Đánh giá Chúng tôi với quỹ thời gian rất hạn hẹp khó có thể đạt tới sự toàn diện và sâu sắctrong việc nghiên cứu các hình thức sở hữu hiến định. Rất mong nhận đ ược sựđóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn.NỘI DUNG1. Cơ sở pháp lý và lý luận1.1. Cơ sở pháp lýHiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự ra đời và hoàn thiện phápluật về kinh tế - phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc xóa bỏ các quan hệkinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng quan hệ kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mởcửa, hội nhập, có sự quản lý của Nhà nước.Sự đổi mới về mặt tư duy, nhận thức về vấn đề quan hệ sản xuất gồm quan hệ sởhữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối thực sự l à một cuộc cách mạng đã vựcdậy nền kinh tế Vi ...

Tài liệu được xem nhiều: