Danh mục

Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 2

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu nhà nước Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giữ vững định hướng XHCN đặt ra nhiều thử thách. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” có nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Nghĩa là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về công hữu, còn không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 2 Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 2 1.3.1.3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu nhà nước Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giữ vững định hướng XHCN đặt ra nhiều thử thách. Trong “C ương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” có nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Nghĩa là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về công hữu, còn không chủ yếu có thể thuộc những hình thức sở hữu khác, kể cả sở hữu cá nhân. Nhà nước ta lấy sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nòng cốt, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc các thành phần khác được khuyến khích phát triển. Nền kinh tế nước ta qua từng thời kì đã phát triển ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 1.3.1.4. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu nhà nước Những tài sản thuộc sở hữu nhà nước được hình thành bằng nhiều cách, trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: -Một là bằng con đường tiếp thu những tài sản của Nhà nước, chế độ cũ để lại. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ta đã tiếp thu những tài sản của Nhà nước thực dân phong kiến (triều đình Huế để lại). Hay sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã tiếp thu những tài sản của chế độ Mĩ-Ngụy để lại. -Hai là bằng con đường tịch thu, trưng thu những tài sản của bọn Việt gian, tư sản mại bản, của bọn làm ăn phi pháp hoặc những tài sản mà Nhà nước quy định thuộc quyền sở hữu của Nhà nước như các di sản văn hóa, kim khí, đá quý, nằm trong lòng đất. -Ba là bằng con đường thu thuế, Nhà nước ban hành các luật thuế để quy định cụ thể các loại thuế, nghĩa vụ nộp thuế và mức độ thu cụ thể đối với từng đối tượng. Thuế là nguồn thu thường xuyên, lớn nhất vào ngân sách hàng năm. -Bốn là bằng con đường quốc hữu hóa những cơ sở kinh tế của địa chủ, phong kiến và tư sản mại bản cũng như tuyên bố quốc hữu hóa đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu như ruộng đất, sông hồ, hầm mỏ…Nhà nước có được những khách thể nhất định. -Năm là trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể có thể chuyển hóa thành sở hữu nhà nước thông qua các hình thức: công tư hợp doanh, liên doanh… -Sáu là con đường tích lũy trên cơ sở bảo toàn vốn, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, làm ăn có lãi, bảo đảm đời số g của công nhân và có tích lũy cho Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế nhà nước… -Bảy là bằng sự giúp đỡ không hoàn lại của các nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và trên thế giới… Tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, là thành quả của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước ta quy định: “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng” (điều 78 Hiến pháp năm 1992). Bộ luật hình sự cũng như các văn bản pháp luật khác có những quy định cụ thể để bảo vệ sở hữu nhà nước. Thực tế trong những năm qua do chưa phân công trách nhiệm, phân ấp quản lý rõ ràng nên tài sản thuộc sở hữu nhà nước bị xúc phạm nghiêm trọng dưới nhiều hình thức như: Tham ô, lãng phí, trộm cắp, lừa đảo, hủy hoại…Để khắc phục những hiện tượng trên, bảo toàn và mở rộng phạm vi của sở hữu nhà nước, một mặt Nhà nước phải tăng cường giáo dục, thuyết phục, mặt khác phải kiên quyết áp dụng các biện pháp pháp luật; khắc phục tình trạng sơ hở trong việc ban hành văn bản pháp luật cũng nh ư trong quản lý kinh tế. Hiện nay trong công cuộc đổi mới, sở hữu nhà nước đang điều chỉnh theo hai hướng. +Một là xác định những khu vực, đơn vị được coi là then chốt, chủ yếu nhất như là các cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, giao thông, vận tải… phải củng cố và mở rộng sở hữu nhà nước. Mặt khác, phải thu hẹp sở hữu nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực, đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết dưới nhiều hình thức như: chuyển quyền sở hữu, bán đấu thầu, chuyển thành công ty cổ phần… +Hai là thực hiện phân cấp quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhằm mục đích bảo toàn và phát triển số tài sản này. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành rộng rãi việc giao vốn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, trên cơ sở đó tăng cường trách nhiệm trong việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế quốc doanh. Còn đối với ruộng đất là sở hữu nhà nước cũng được quy định quyền sử dụng ổn định và lâu dài đối với cá nhân và tập thể được giao. Chế độ giao vốn, ruộng đất cũng như tài sản khác của Nhà nước cho chủ thể sử dụng sẽ loại bỏ dần tình trạng vô trách nhiệm đối với sở hữu nhà nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế thực sự chứ không phải biến quá trình sản xuất thành quá trình ăn mòn sở hữu nhà nước với mỗi xí nghiệp, chủ thể sử dụng. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động nói trê ...

Tài liệu được xem nhiều: