Danh mục

CÁC HÌNH VẼ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TẠI HANG BAMIYAN, AFGANISTAN ĐÃ CHO THẤY SƠN DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á CHỨ KHÔNG PHẢI CHÂU ÂU NHƯ NGƯỜI TA VẪN NGHĨ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.36 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào năm 2001, cả thế giới thực sự bàng hoàng khi Taliban phá hủy 2 bức tượng phật khổng lồ tại Bamiyan, Afganistan cùng những hang đá với những hình vẽ vô cùng đặc biệt được vẽ vào khoảng thể kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Tuy nhiên, sau cuộc tàn phá, các nhà khoa học mới có cơ hội khám phá ra rằng, các bức tranh ở đây được vẽ bằng công nghệ sơn dầu mà chỉ hàng trăm năm sau mới được tìm ra tại Châu Âu. Các kết luận qua thí nghiêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC HÌNH VẼ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TẠI HANG BAMIYAN, AFGANISTAN ĐÃ CHO THẤY SƠN DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á CHỨ KHÔNG PHẢI CHÂU ÂU NHƯ NGƯỜI TA VẪN NGHĨ CÁC HÌNH VẼ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TẠI HANG BAMIYAN, AFGANISTAN ĐÃ CHO THẤY SƠN DẦU CÓNGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á CHỨ KHÔNG PHẢI CHÂU ÂU NHƯ NGƯỜI TA VẪN NGHĨ Vào năm 2001, cả thế giới thực sự bàng hoàng khi Taliban phá hủy 2 bức tượng phật khổng lồ tại Bamiyan, Afganistan cùng những hang đá với những hình vẽ vô cùng đặc biệt được vẽ vàokhoảng thể kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Tuy nhiên, saucuộc tàn phá, các nhà khoa học mới có cơ hội khám phá ra rằng, cácbức tranh ở đây được vẽ bằng công nghệ sơn dầu mà chỉ hàng trămnăm sau mới được tìm ra tại Châu Âu. Các kết luận qua thí nghiêm bứcxạ đã được công bố trên tạp chí Analytical Atomic Spectrometry.Trong các sách lịch sử và nghệ thuật Châu Âu, tranh sơn dầu ra đời vàothế kỷ 15 tại Châu Âu. Nhưng các nhà khoa học từ Viện nghiên cứuvăn hóa quốc gia (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu và phục hồi bảotàng (Pháp), Viện bảo tồn Getty (Mỹ) và ESRF gần đây lại cho rằng: họtìm thấy những mẫu sơn dầu tương tự tại hang Bamiyan. Trong các bứcvẽ vào khoảng thế kỷ thứ 7, hình Đức phật với áo cà sa ngồi trên mộtđài những bàn tay và tạo vật thần thoại. 12 trong số 50 hang được tìmthấy với tranh sơn dầu, một thứ dầu có lẽ được làm từ cây óc chó vàcây thuốc phiện.Bằng các công nghệ tăng tốc điện tử, hồng ngoại và công nghệ phântích quang phổ, các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng: cácbức tranh được vẽ với nhiều tầng rất mỏng chồng chất lên nhau. Tuynhiên, màu vẽ ở đây là sự trộn lẫn giữa chất màu vô cơ và hữu cơ chonên việc sử dụng một trong những dụng cụ tăng tốc điện tử lớn nhấttrên thế giới là chưa đủ mà cần sử dụng nhiều kỹ thuật khác để nghiêncứu một cách đầy đủ các bức tranh.Và kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: màu vẽ cũng như chất gắn kếtcó thành phần vô cùng đa dạng. Ngoài lớp vẽ bằng dầu, các nhà khoahọc còn tìm thấy những lớp bằng nhựa cây, protein, keo và đôi khi làmột lớp nhựa bóng như sơn dầu. Các lớp bằng protein có thể đườnglàm với lớp keo từ da hay trứng. Bên trong những lớp màu vẽ, các nhàkhoa học còn tìm thấy một hợp chất được sử dụng rất nhiều, một hợpchất từ xưa đến nay không chỉ được sử dụng trong hội họa mà còntrong công nghệ làm đẹp như là một chất làm trắng da. Đó là chìcacbonat.Có thể nói rằng: “ Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về tranh sơndầu, mặc dù dầu khô đã được sử dụng trong y học cũng như làm đẹpbởi người La Mã và Ai Cập cổ” - Yoko Taniguchi, trưởng nhóm nghiêncứu.Những bức tranh này có lẽ là tác phẩm của những nghệ sỹ đã chu dutrên con đường tơ lụa, con đường thông thương giữa Trung Quốc,xuyên qua sa mạc trung á đến Tây á. Mặc dù vậy, vì mội vài lý dochính trị cho nên hoạt động nghiên cứu về những bức vẽ tại khu vựcTrung á là không nhiều và gặp không ít khó khăn.“ Chúng tôi đã rất may mắn khi có cơ hội tham gia vào dự án bảo tồn disản thế giới tại Bamiyan. Và cũng hy vọng rằng những nghiên cứutrong hiện tại và tương lai sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về kỹthuật hội họa dọc theo con đường tơ lụa và vùng Âu- á”- Taniguchi.

Tài liệu được xem nhiều: