ESTROGEN VÀ DA (estrogens and skin):
1-Tăng estrogen ở Nam giới (hyperestrogenism in the Male):
Chứng vú to (gynaecomastia): -Là tình trạng to ra của vú ở nam giới, cần phân biệt với chứng giả vú to (lipomastia hoặc pseudogynaecomastia, là sự gia tăng mô tuyến và mô mỡ ở vùng ngực). Trong vú to ở nam giới, mô tuyến và lớp mỡ bao xung quanh của vú nhạy cảm với estrogen, vú to ra do gia tăng nồng độ estrogen ở mức độ tế bào, kéo theo mất cân bằng hoạt tính của androgen và estrogen, trong đó có thiếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 3)
CÁC HORMONE SINH DỤC
(Kỳ 3)
B-ESTROGEN VÀ DA (estrogens and skin):
1-Tăng estrogen ở Nam giới (hyperestrogenism in the Male):
Chứng vú to (gynaecomastia):
-Là tình trạng to ra của vú ở nam giới, cần phân biệt với chứng giả vú to
(lipomastia hoặc pseudogynaecomastia, là sự gia tăng mô tuyến và mô mỡ ở vùng
ngực). Trong vú to ở nam giới, mô tuyến và lớp mỡ bao xung quanh của vú nhạy
cảm với estrogen, vú to ra do gia tăng nồng độ estrogen ở mức độ tế bào, kéo theo
mất cân bằng hoạt tính của androgen và estrogen, trong đó có thiếu hụt thụ thể
androgen. Tình trạng này có từ lúc mới sanh, kéo dài qua tuổi thiếu niên đến tuổi
trưởng thành. Nguyên nhân khác của chứng vú to là u tuyến yên và do thuốc.
-Thuật ngữ “gynaecomastia” dùng để chỉ tất cả các dạng gia tăng thể tích
và gia tăng sưng phù của vùng vú ở nam giới, xảy ra một bên hoặc hai bên. Khan
và Blamey (2003) phân biệt 2 dạng của chứng vú to: dạng cục (cục quầng, cứng,
thường chỉ có một, có thể rộng ra và tăng sắc tố) gặp ở tuổi trưởng thành và dạng
mỡ (chủ yếu là mô mỡ) thường ở người già.
Một số bệnh lý bên dưới có thể gây mất cân bằng androgen và estrogen, đòi
hỏi phải có các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt. Trên siêu âm vú dạng cục ở
nam giới, nếu phát hiện có khối nang thì có khả năng là ác tính, cần chọc hút và
sinh thiết xác định. Tuy nhiên, nếu khối u ở hai bên vú thì khả năng ung thư thấp;
triệu chứng đau thì thường gặp trong trường hợp lành tính; vú to ở nam giới không
là yếu tố nguy cơ gây ung thư.
-Mô học: Williams (1963) phân biệt 2 dạng của gynaemastia.
+Type I, dạng hồng hào (florid gynaecomastia), đặc trưng bởi gia tăng số
lượng ống dẫn với lòng ống không đều, nội mô có > 3 lớp, đôi khi có các nhú nhỏ;
các ống dẫn có thể được bao quanh bởi các dải (cuff) mô liên kết.
+Type II, dạng bất động (quiescent gynaecomastia), các ống dẫn chỉ có một
lớp nội mô duy nhất, bình thường, nhưng lòng ống không đều và bị dãn nhẹ;
không có các dải mô liên kết, chất đệm bị hyalin hóa nhưng không có tăng sinh
nguyên bào sợi.
-Điều trị: thuốc duy nhất có hiệu quả là chất kháng estrogen Tamoxifen, sử
dụng cho tuổi trưởng thành. Phẫu thuật cắt bỏ mô phình to là điều trị được lựa
chọn.
2-Estrogen ở Nữ giới (estrogen in the female):
2.1.Da ở phụ nữ mãn kinh (climacteric skin):
*Căn nguyên và Sinh bệnh học: estrogen có tác động trực tiếp và gián tiếp
trên da. Sự hiện diện của các thụ thể estrogen α và β đã được xác định trên các tế
bào sừng, tuyến bã, tuyến mồ hôi và nhú bì nên estrogen có tác động trực tiếp trên
các cấu trúc này. Thêm vào đó, gia tăng hắc tố bào cũng từ 2 thụ thế estrogen này,
nên có thể gây tăng sắc tố trong tình trạng tăng estrogen (Thornton, 2002;
Zouboulis, 2007).
-Suy giảm cà hai thành phần collagen và elastine gây ra nếp nhăn da. Về
mô bệnh học, nếp nhăn da là sự teo collagen của bì, thay đổi các sợi đàn hồi, giảm
glycosaminoglycan.
-Lớp lipid của thượng bì và lipid của bề mặt da cũng giảm, gây ra khô da.
Vi tuần hoàn trên da cũng giảm. Mất khả năng giữ nước trên da có liên quan đến
sự giảm lipid của lớp sừng.
-Estrogen làm tăng sự lành vết thương do ức chế sản xuất các cytokine tiền
viêm, yếu tố ức chế di trú đại thực bào (MIF) và TNFα từ các đại thực bào, ngăn
cản neutrophil đi vào trong vết thương, và ngăn cản phóng thích elastase từ
neutrophil, làm giảm các protein chất nền ngoại bào như proteoglycan, collagen,
fibronectin. Estradiol gây ra tăng sinh nguyên bào sợi và sản xuất chất nền ngoại
bào, dẫn đến hình thành mô hạt và thu nhỏ vết thương.
*Các bệnh cảnh Da: tác động của estrogen mất đi trên da, hiện diện sau
mãn kinh, gây nên nhăn da, khô da, teo da, dãn da (laxity), chậm lành vết thương,
nóng bừng mặt, teo âm hộ. Giảm estrogen sau mãn kinh dẫn đến các thay đổi sinh
học trên da, làm tăng tác động của tuổi già, nhạy cảm với ánh nắng và các yếu tố
môi trường.
*Điều trị: dùng liệu pháp hormone thay thế (HRT, hormone replacement
therapy), đường toàn thân hoặc tại chỗ (estrogen cream, trong 24 tuần; hoặc
estradiol thoa 2mg/ngày trong nhiều tuần) giúp làm chậm và cải thiện các triệu
chứng nhăn da, khô da, teo da, tăng sắc tố da.
Hiện nay, dùng các phytoestrogen (các isoflavones và lignans, trích từ đậu
nành), có tác động giống estrogen trên các thụ thể estrogen và ít có tác dụng phụ,
thường sử dụng thoa tại chỗ trong thời gian dài (12 tuần-12 tháng).
...