Danh mục

CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 4)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm da do estrogen tự miễn (autoimmune estrogen dermatitis):-Bệnh không thường gặp, cần ghi nhận bệnh cảnh trong chu kỳ tiền mãn kinh, hình ảnh lâm sàng thay đổi và cần thực hiện test estrone trong bì để thiết lập chẩn đoán (hiện diện sẩn kéo dài trên 24 giờ là [+]). Năm 2003, Yotsumoto báo cáo 7 bệnh nhân viêm da do estrogen, có biểu hiện lâm sàng là sẩn, mề đay, phát ban dạng mụn trứng cá và hồng ban vòng; tất cả đều (+) với test estradiol (1mg/mL, pha loãng 1/100 với Saline). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 4) CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 4) 2.2.Viêm da do estrogen tự miễn (autoimmune estrogen dermatitis): -Bệnh không thường gặp, cần ghi nhận bệnh cảnh trong chu kỳ tiền mãnkinh, hình ảnh lâm sàng thay đổi và cần thực hiện test estrone trong bì để thiết lậpchẩn đoán (hiện diện sẩn kéo dài trên 24 giờ là [+]). Năm 2003, Yotsumoto báocáo 7 bệnh nhân viêm da do estrogen, có biểu hiện lâm sàng là sẩn, mề đay, phátban dạng mụn trứng cá và hồng ban vòng; tất cả đều (+) với test estradiol(1mg/mL, pha loãng 1/100 với Saline). Mô học thấy các ổ tế bào đơn nhân trongthượng bì và/hoặc nang lông; nhuộm miễn dịch mô học thấy nhiều tế bào đơnnhân trong ổ các tế bào Langerhans CD1a và CD83, các tế bào đuôi gai CD1a vàCD83 phân bố tại nang lông và quanh nang lông, nhiều nhất ở thượng bì;lymphocytes CD1a và CD83 còn có cả quanh mạch máu. Như thế, cơ chế dị ứngqua trung gian tế bào là tổn thương của viêm da do estrogen. -Điều trị bằng Tamoxifen (10mg/ngày) có hiệu quả tốt (Tamoxifen tácđộng như chất ức chế miễn dịch do ức chế sự trưởng thành và biệt hóa các tế bàođuôi gai, thậm chí ức chế cả chức năng trình diện kháng nguyên của các tế bàoLangerhans). Liệu pháp Progesterone cũng hỗ trợ trong điều trị viêm da doestrogen. 2.3.Dãn mao mạch dạng nevus một bên (UNT,unilateral nevoidtelangiectasia): -UNT được mô tả đầu tiên bởi Blaschko năm 1899, từ đó đã có khoảng 100trường hợp đã được báo cáo (Hynes và Shenefelt, 1997). Biểu hiện bệnh liên quanvới tăng estrogen ở phụ nữ, và xơ gan ở nam giới. Bệnh cảnh ở phụ nữ có sự giatăng nồng độ protein thụ thể estrogen trong dịch bào tương của tổn thương da. -Trên lâm sàng, các tổn thương dãn mao mạch đơn giản là các dát hoặcdạng hình mạng nhện, tập hợp thành đám, thấy ở phần trên thân mình và cánh tay,đi theo đường Blaschko, không có các triệu chứng khác. Mô học thấy các cấu trúcmạch máu bị dãn, không có thâm nhiễm viêm. -Điều trị UNT bằng Laser liệu pháp. 2.4.U hắc tố và estrogen (melanoma and estrogen): Các thụ thể estrogen hiện diện trong một số bướu ở da và đã được xác địnhbằng cả mô hóa học và sinh hóa học. Dịch bào tương của u hắc tố da chứa ít cácthụ thể estrogen. Khảo sát estradiol, progesterone, dihydrotestosterone từ các tếbào của u hắc tố in vitro thấy chứa chất ức chế 3H-thymiline (chất này làm giatăng sự tương thích thụ thể hormone). Estrogen giữ vai trò trong chuyển hóa hắc tố bào, nhưng u hắc tố thì khônglà bướu lệ thuộc estrogen. Các thụ thê hormone từ estrogen, progesterone,androgen, glucocorticoids đã được xác định trong hơn ½ u hắc tô, nhưng chỉ cómột phần nhỏ đáp ứng với điều hòa bằng hormone (như điều trị với chất đối vậnestrogen là Tamoxifen). C-GESTAGENS (Nội tiết trong thời kỳ mang thai): 1.Các bệnh da trong thai kỳ (pregnancy dermatoses): 1.1.Các bệnh da đặc trưng trong thai kỳ (specific dermatoses ofpregnancy): *Căn nguyên và Sinh bệnh học: Pemphigus gestationis (PG), sẩn và mảngngứa dạng mề đay (PUPPP, pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy)[còn gọi là phát ban đa dạng ở thai kỳ, PEP, polymorphic eruption 0f pregnancy],viêm nang lông ngứa (PF, pruritic folliculitis) trong thai kỳ là các bệnh da đặctrưng khi có thai (Holmes và Black, 1983). Căn nguyên sinh bệnh chưa rõ; các sảnphẩm của nhau thai, thay đổi hormone, tổn thương của mô liên kết với sự biến đổicác cấu trúc kháng nguyên là các yếu tố sinh bệnh. *Các bệnh cảnh Da: -PUPPP: bệnh da rất thường gặp trong thai kỳ với các sẩn và mảng ngứadạng mề đay, còn gọi là phát ban đa dạng trong thai kỳ (PEP) theo trường pháiAnh, được mô tả đầu tiên bởi Lawley năm 1979. Tỷ lệ phát hiện khoảng 1/160 đến1/200 phụ nữ có thai. Các bệnh lý kết hợp với PUPPP gồm: đa thai, tăng huyết áp.PUPPP thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, phát ban bắt đầu ở bụng,thường nằm ở các đường vân bụng, rồi lan đến đùi và tứ chi; ít thấy ở mặt, lòngbàn tay-bàn chân. Mô học: tổn thương sớm có phù nề ở thượng bì và nhú bì, thâm nhiễmlympho bào, eosinophil quanh mạch, mức độ thâm nhiễm từ mức độ nhẹ đến lansâu xuống vùng giữa bì. Tổn thương lâu ngày có thay đổi ở thượng bì gồm mụnnước dạng xốp và á sừng. Điều trị: Glucocorticoids dùng tại chỗ và toàn thân. Tiên lượng thường tốt,các tổn thương biến mất hoàn toàn trong vài ngày sau khi sanh. -AEP: thuật ngữ phát ban cơ địa ở thai kỳ (AEP, atopic eruption ofpregnancy) bao gồm tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán là chàm và viêm nang lôngngứa trong thai kỳ và sẩn ngứa trong thai kỳ (Ambros-Rudolph, 2006), là bệnhcảnh ngứa rất thường gặp trong thai kỳ (50%); tổn thương da xuất hiện sớm khi cóthai, 36% trong 3 tháng đầu, 40% trong 3 tháng giữa. Biểu hiện tổn thương manghình ảnh của chàm mạn tính và lichen hóa, mụn nước và sẩn ngứa đ ...

Tài liệu được xem nhiều: