Danh mục

CÁC HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.91 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sinh khả dụng biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ chế phẩm thuốc vào hệ tuần hoàn. Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu sinh khả dụng khác nhau không đáng kể khi dùng cùng mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm. Mức độ hấp thu dược chất từ các chế phẩm dùng đường uống hoặc dùng tại chỗ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thu là kỹ thuật sản xuất, kích thước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐCHƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐCSinh khả dụng biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ chế phẩm thuốc vàohệ tuần hoàn. Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu sinh khả dụng khácnhau không đáng kể khi dùng cùng mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm.Mức độ hấp thu dược chất từ các chế phẩm dùng đường uống hoặc dùng tại chỗ có thểbị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trìnhhấp thu là kỹ thuật sản xuất, kích thước hạt, dạng tinh thể của dược chất, các tá dượcnhư: tá dược độn, dính, rã, trơn, bao, tá dược làm tăng độ tan, tá dược gây tác dụng kéodài... Sinh khả dụng là một chỉ số quan trọng đảm bảo chất lượng thực của sản phẩm,và tương đương sinh học là cơ sở chủ yếu để đảm bảo độ đồng nhất về chất lượng giữacác chế phẩm khác nhau của cùng một dược chất. Hai khái niệm này có thể không hoàntoàn giống nhau, nhưng về phương pháp thử nghiệm thì tương tự. Hướng dẫn này đưara một số nguyên tắc cơ bản trong đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học đểthu được kết quả tin cậy. Chế phẩm thuốc có cần phải đánh giá sinh khả dụng và tươngđương sinh học hay không tuỳ thuộc vào quy định của Bộ Y tế.Những yêu cầu cơ bản của phương pháp phân tích mẫu sinh họcCác phương pháp sắc ký, như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC) vàcác kỹ thuật phối hợp, GC - MS, LC - MS, là những phương pháp tốt nhất được sửdụng trong nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học. Nhữngphương pháp này có tính đặc hiệu cao; có khả năng tách và định lượng trên cùng mộthệ thống và cùng thời điểm. Nếu chọn được một detector có độ nhạy thích hợp phươngpháp sẽ đáp ứng được yêu cầu phân tích các loại mẫu sinh học. Trong một số tr ườnghợp, có thể sử dụng phương pháp phân tích sinh hóa và sinh học nếu cần.Do quá trình phân tích mẫu sinh học bị ảnh h ưởng bởi nhiều yếu tố nh ư lượng mẫu ít,nồng độ thấp, lẫn nhiều tạp chất là các chất nội sinh (các muối vô cơ, lipid, protein vàchất chuyển hoá) và sự khác nhau giữa các cá thể, nên phương pháp phân tích phảiđược thiết lập và thẩm định để đảm bảo độ tin cậy. 1. Tính đặc hiệu: phải chứng minh được rằng chất xác định được là dược chất hay chất chuyển hoá có tác dụng. Sự phân tích mẫu không bị ảnh h ưởng bởi các chất nội sinh và chất chuyển hoá có li ên quan. Báo cáo kết quả phải bao gồm cả sắc ký đồ của mẫu trắng (dịch sinh học), mẫu chất chuẩn pha trong dịch sinh học và mẫu thử thu được sau khi dùng thuốc. 2. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính: Mối quan hệ giữa đáp ứng với nồng độ của chất phân tích phải được đánh giá bằng phương trình hồi quy, thu được bằng phương pháp phân tích hồi quy (như phương pháp bình phương nhỏ nhất). Khoảng tuyến tính là khoảng nồng độ từ thấp nhất đến cao nhất trong một đường chuẩn. Trong khoảng này, phép phân tích phải thoả mãn các yêu cầu về độ đúng và độ chính xác theo qui định. Đường chuẩn nên có ít nhất 5 nồng độ của chất chuẩn pha trong cùng một mẫu dịch sinh học. Khoảng tuyến tính phải bao gồm toàn bộ khoảng nồng độ của các mẫu cần phân tích. Không nên xác định nồng độ mẫu thử dựa trên điểm ngoại suy của khoảng tuyến tính. Đường chuẩn sẽ không bao giờ có điểm “0”3. Độ đúng và độ chính xác: Độ đúng và độ chính xác được xác định cùng lúc bằng cách sử dụng 3 nồng độ của mẫu cần kiểm tra, 1 nồng độ gần với giới hạn nhỏ nhất của phương pháp định lượng (LOQ); 1 nồng độ gần với điểm giới hạn trên của đường chuẩn và 1 nồng độ ở gần điểm giữa. Mỗi nồng độ phải được xác định trên ít nhất 5 mẫu. Độ chính xác có thể được biểu thị là độ lệch chuẩn tương đối (RSD) trong ngày và giữa các ngày, được xác định trên mẫu chuẩn đối chứng. Nói chung, RSD không nên vượt quá 15%, riêng điểm gần giới hạn định lượng cho phép không vượt quá 20%. Độ đúng được biểu thị là khả năng tiến tới gần nồng độ thực nhất của chất phân tích trong mẫu sinh học được xác định bằng phương pháp đặc biệt. Điều đó có thể được biểu thị bằng khả năng tìm lại tương đối, và phải nằm trong khoảng 85-115%, nhưng có thể chấp nhận 80-120% đối với điểm gần giới hạn định lượng.4. Giới hạn định lượng: Giới hạn định lượng, hay còn gọi là độ nhạy, là nồng độ thấp nhất của đường chuẩn có thể xác định đ ược với độ đúng và độ chính xác cho phép. Giới hạn định lượng ít nhất phải thoả mãn khả năng phân tích nồng độ của mẫu thử lấy ở thời điểm bằng 3-5 lần thời gian bán thải hoặc bằng 1/10 đến 1/20 giá trị Cmax của chất phân tích.5. Độ ổn định của mẫu thử: Độ ổn định của mẫu sinh học có chứa chất cần phân tích cần được khảo sát khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, đông lạnh trong khoảng thời gian khác nhau để xác định điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản ...

Tài liệu được xem nhiều: