Danh mục

Các hướng dẫn về vệ sinh phòng bệnh cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn đã biết bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến da như khô da, ngứa và các bệnh ngoài da khác. Chăm sóc da, bạn có thể tránh bị bệnh ngoài da. Nên: Tắm mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm. Thoa một ít lotion sau khi lau ráo nước. Tránh bị trầy trụa, đâm lủng, bị cắt hay các thương tích khác. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hướng dẫn về vệ sinh phòng bệnh cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỆ SINH PHÒNG BỆNH CẦN THIẾT CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG I. Chăm sóc da. Bạn đã biết bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến da như khô da, ngứa và các bệnh ngoài da khác. Chăm sóc da, bạn có thể tránh bị bệnh ngoài da. Nên: Tắm mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm.  Thoa một ít lotion sau khi lau ráo nước.  Tránh bị trầy trụa, đâm lủng, bị cắt hay các thương tích khác.  Nên mang bao tay khi làm những việc có thể gây thương tích cho tay bạn.  Dùng kem chống nắng khi ở lâu ngoài nắng.  Tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh.  Mỗi khi bị thương ở da nên chăm sóc ngay. Rửa vết thương với xà phòng  và nước, băng lại với gạc khô vô trùng. Đi khám bác sĩ, nếu vết thương có vẻ không lành trong vài ngày hoặc có  các dấu hiệu như sưng, nóng, đau, làm mủ... II. Chăm sóc bàn chân. Chăm sóc bàn chân đắc biệt cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Sau nhiều năm bị tiểu đường, bàn chân bạn có ít nhiều thương tổn ở thần kinh ngoại biên, máu lưu thông nuôi dưỡng cũng xấu đi nên dễ bị nhiễm trùng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể tránh các điều trên bằng cách thực hiện các hướng dẫn sau đây: 1. Xem xét 2 bàn chân mỗi ngày: Nhìn khắp bàn chân, tìm các vết trầy, vết cắt, vết nứt, chỗ phồng,  nhất là ở kẽ ngón chân và chung quanh gót. Xem chừng các chỗ chai, chỗ sưng, chỗ đổi màu, chỗ móng chân  mọc đâm vào ngón chân. Nếu phát hiện những thương tích như trên, nên đi khám bác sĩ. 2. Rửa chân mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm (90 - 95º F). Không nên ngâm chân vì có thể làm khô da.  Lau chân thật khô, nhất là các kẽ chân. Có thể bôi một lớp mỏng  lotion trên lưng bàn chân và lòng bàn chân. Không nên bôi lotion trong kẽ chân. Rắc bột talc nếu chân bạn có mồ hôi.  3. Chăm sóc móng chân. Cắt móng chân sau khi tắm (móng chân còn mềm dễ cắt).  Không nên cắt sâu trong góc móng chân. Sau khi cắt, nên dùng cái  giũa để giũa các chỗ bén và góc móng. 4. Bảo vệ bàn chân. Không nên dùng vật nhọn, hóa chất hay ngâm chân để lấy cục chai  ra. Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bàn chân để nhờ họ lấy cục chai ra cho bạn. Mang giày da hay vải bố vừa chân.  Đừng bao giờ đi chân không, kể cả ở trong nhà.  Mang vớ vải hay len khi đi giầy.  III. Chăm sóc răng Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ bị các bệnh về răng và lợi. Nên: Đánh răng và floss răng (làm sạch răng bằng chỉ nha khoa) là cách tốt nhất  để bảo vệ răng lợi. Khám răng 6 tháng một lần.  Nên cho nha sĩ của bạn biết về tình trạng tiểu đường của bạn.  IV. Chăm sóc mắt Biến chứng ở mắt ở bệnh nhân tiểu đường thường rất trầm trọng và gây nên mù lòa. Sau đây là một số hướng dẫn về chăm sóc mắt: Khám bác sĩ chuyên khoa mắt hằng năm. Nên nhớ rằng ở giai đoạn đầu,  các thương tổn ở mắt không có triệu chứng và điều trị ở giai đoạn này đem lại kết quả tốt. Nên khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay, nếu bạn có những triệu chứng sau  đây: Nhìn không rõ hay nhìn một vật hóa hai.  · Vùng nhìn thu hẹp lại. Cảm thấy đau nhức hay tăng áp lực trong mắt.  Khó nhìn trong ánh sáng lờ mờ.  Kiểm soát huyết áp.  Không hút thuốc.  V. Phải làm gì khi đau yếu Khi bạn đau yếu, đường huyết của bạn có khuynh hướng tăng cao. Vì vậy, bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc kiểm soát đường huyết, điều này giúp bạn tránh được tình trạng mà người Việt thường nói cái sảy nẩy cái ung, có nghĩa là những bệnh thông thường như cảm cúm có thể gây ra phiền phức ở người bệnh tiểu đường, khi bạn không kiểm soát được đường huyết. Các hướng dẫn sau đây có thể có ích cho bạn: Vẫn dùng thuốc tiểu đường (hay insulin) mặc dù bạn không ăn được, trừ  khi có lời dặn của bác sĩ. Thử đường huyết nhiều lần, nhất là trước khi ăn và trước khi đi ngủ.  Thử ketone trong nước tiểu khi đường huyết cao quá 240mg/dl, ói mửa,  tiêu chảy... Nghỉ ngơi nhiều.  Uống nhiều nước. Nếu bạn thấy khó chịu trong dạ dày, nên uống từng  ngụm nhỏ để tránh ói mửa. Nên ăn uống đúng theo kế hoạch, nếu dạ dày của bạn cho phép. Nếu bạn  không nuốt trôi thức ăn, hãy ăn thức ăn mềm hay lỏng như cháo, nước trái cây thay cho cơm, bánh mì hay rau ...

Tài liệu được xem nhiều: