CÁC KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.65 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam.Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, ngô được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam.Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, ngô được xếp thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sản lượng và thứ nhất về năng suất. ở nước ta hiện nay, ngô là một trong những cây trồng đang được coi trọng để phát triển cả diện tích cũng như năng suất và chất lượng. Sơn La là một trong những tỉnh vùng cao có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Sơn La có đất đai phù hợp với nhiều loại cây đặc biệt là cây ngô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên),., quỹ đất nông nghiệp cho sản xuất Ngô là 16 %. Do đó cây ngô là cây lương thực chủ lực của tỉnh. Với năng suất đạt từ 46 đến 48 tạ/ha, góp phần cùng các cây màu khác nâng thu nhập bình quân lương thực qui thóc trên đầu người đạt từ 350kg/ người (năm 2000) đến trung bình 600kg/người/năm. Vừa giúp nông dân chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa và xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên bảo quản nông sản sau thu hoạch ở tỉnh Sơn La hiện đang là khâu yếu của bà con nông dân, gây lãng phí rất lớn... Nếu tính bình quân tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ngô chiếm 15% thì Sơn La mỗi năm sẽ mất khoảng trên 60 tỷ đồng. Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng. Đặc biệt sẽ xảy ra quá trình hô hấp trong quá trình bảo quản. Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Do vậy, để góp phần làm tăng chất lượng ngô và giảm thiểu tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây thất thoát sau thu hoạch ngô và có những giải pháp tích cực để hạn chế những thất thoát đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân địa phương. I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGÔ 1. Cơ sở khoa học Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản: - Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. - Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây: Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản. Có mối liên quan thuận giữa hô hấp với nhiệt độ của môi trường trong khoảng từ nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt độ tối ưu, sau đó hô hấp sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ tăng lên. Mối liên quan giữa độ ẩm của mô, cơ quan, cơ thể với hô hấp cũng là mối liên quan thuận. Mối liên quan giữa nồng độ CO2 với hô hấp là mối liên quan nghịch. Trong quá trình bảo quản phải giữ cho cường độ hô hấp giảm đến mức tối thiểu. Vì vậy, có thể áp dụng hai biện pháp bảo quản ngô: bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của ngô - Nhiệt độ: Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0oC-10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30oC-35oC . Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40- 45oC. - Hàm lượng nước: Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu). - Nồng độ O2, CO2: Ôxy tham gia trực tiếp vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng. Cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế. II. KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ 1. Thu hoạch ngô - Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam.Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, ngô được xếp thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sản lượng và thứ nhất về năng suất. ở nước ta hiện nay, ngô là một trong những cây trồng đang được coi trọng để phát triển cả diện tích cũng như năng suất và chất lượng. Sơn La là một trong những tỉnh vùng cao có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Sơn La có đất đai phù hợp với nhiều loại cây đặc biệt là cây ngô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên),., quỹ đất nông nghiệp cho sản xuất Ngô là 16 %. Do đó cây ngô là cây lương thực chủ lực của tỉnh. Với năng suất đạt từ 46 đến 48 tạ/ha, góp phần cùng các cây màu khác nâng thu nhập bình quân lương thực qui thóc trên đầu người đạt từ 350kg/ người (năm 2000) đến trung bình 600kg/người/năm. Vừa giúp nông dân chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa và xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên bảo quản nông sản sau thu hoạch ở tỉnh Sơn La hiện đang là khâu yếu của bà con nông dân, gây lãng phí rất lớn... Nếu tính bình quân tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ngô chiếm 15% thì Sơn La mỗi năm sẽ mất khoảng trên 60 tỷ đồng. Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng. Đặc biệt sẽ xảy ra quá trình hô hấp trong quá trình bảo quản. Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Do vậy, để góp phần làm tăng chất lượng ngô và giảm thiểu tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây thất thoát sau thu hoạch ngô và có những giải pháp tích cực để hạn chế những thất thoát đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân địa phương. I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGÔ 1. Cơ sở khoa học Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản: - Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. - Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây: Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản. Có mối liên quan thuận giữa hô hấp với nhiệt độ của môi trường trong khoảng từ nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt độ tối ưu, sau đó hô hấp sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ tăng lên. Mối liên quan giữa độ ẩm của mô, cơ quan, cơ thể với hô hấp cũng là mối liên quan thuận. Mối liên quan giữa nồng độ CO2 với hô hấp là mối liên quan nghịch. Trong quá trình bảo quản phải giữ cho cường độ hô hấp giảm đến mức tối thiểu. Vì vậy, có thể áp dụng hai biện pháp bảo quản ngô: bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của ngô - Nhiệt độ: Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0oC-10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30oC-35oC . Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40- 45oC. - Hàm lượng nước: Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu). - Nồng độ O2, CO2: Ôxy tham gia trực tiếp vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng. Cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế. II. KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGÔ 1. Thu hoạch ngô - Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây ngô bảo quản ngô kỹ thuật trồng ngô cây lương thực cách trồng cây lương thực chăm sóc cây lương thực tài liệu nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 99 0 0
-
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 57 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 49 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 47 0 0 -
Giáo trình Trồng một số loài cây lương thực (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
70 trang 46 0 0 -
4 trang 41 0 0
-
5 trang 30 0 0
-
2 trang 29 0 0
-
Khái niệm về các loại bệnh trên cây trồng
47 trang 28 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật trồng cây màu: Phần 1
145 trang 26 0 0