Nguồn gốc giống Giống ngô lai LVN 98 do Viện Nghiên cứu ngô nghiên cứu chọn tạo năm 1995 bằng phương pháp lai đỉnh; Được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2000 và được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận tạm thời (cho phép sản xuất thử) năm 2002 cho vùng đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía Bắc. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, vụ xuân từ 120 - 125 ngày, vụ thu 100 - 110 ngày. Chiều cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giống ngô lai LVN 98
Giống ngô lai LVN 98
1. Nguồn gốc giống
Giống ngô lai LVN 98 do Viện Nghiên cứu ngô nghiên cứu
chọn tạo năm 1995 bằng phương pháp lai đỉnh; Được đưa vào mạng lưới
khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2000 và được Bộ Nông nghiệp &PTNT
công nhận tạm thời (cho phép sản xuất thử) năm 2002 cho vùng đồng bằng
Bắc bộ và miền núi phía Bắc.
2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.
Thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, vụ xuân
từ 120 - 125 ngày, vụ thu 100 - 110 ngày. Chiều cao cây 215±5 cm, cao
đóng bắp 110±5 cm, bắp dài 18 - 20 cm, có 12 - 14 hàng hạt; Hạt màu vàng
tươi dạng bán đá; Khối lượng 1000 hạt 300-320 gram. Khả năng chống đổ,
chịu hạn khá, nhiễm nhẹ khô vằn. Tiềm năng năng suất từ 90-100 tạ/ha.
3. Quy trình kỹ thuật thâm canh
Thời vụ: có thể gieo ở các thời vụ chính trong năm, vụ xuân từ
15/1-10/2, vụ xuân-hè từ 1/4-1/5, vụ thu từ 1/8-15/8, thu đông gieo trước
20/9.
Mật độ: 4,7 vạn cây/ha, khoảng cách hàng - hàng 70 cm, cây -
cây 28-30 cm (70 x 30 cm x 1 cây/hốc)
Lượng hạt giống gieo cho 1 ha từ 16-18 kg (0,7-0,8 kg/sào
Bắc bộ)
Lượng phân bón cho 1 ha: 10-12 tấn phân chuồng + 300-350
kg ure + 400-500 kg lân super + 120-160 kg kaly clorua
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân
+ Bón thúc đợt 1 khi cây ngô 3-5 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2
lượng kaly
+ Bón thúc đợt 2 khi cây được 8-10 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2
lượng kaly.
+ Bón thúc đợt 3 trước khi trỗ cờ 5-7 ngày, bón số đạm còn
lại.
Chăm sóc: tương tự các giống ngô khác. Tưới nước khi cần
thiết, đặc biệt trước và sau khi trỗ cờ.
Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu đục thân bằng cách bỏ vào nõn 5-7 hạt thuốc trừ sâu
Vibasu khi xoáy nõn.
+ Phun Padan 95SP khi có rệp cờ.
Giống ngô lai LVN 9
1. Nguồn gốc giống
LVN 9 là giống ngô lai đơn do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo
có sử dụng bất dục đực tế bào chất trong sản xuất hạt giống ngô lai; Được
Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống chính thức năm 2003.
2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.
Thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình. V ụ
xuân từ 110 -112 ngày, vụ hè thu 90 - 95 ngày, vụ đông 100 - 105 ngày. Có
dạng cây và bắp đẹp, độ đồng đều cao. Chiều cao cây 170 -185 cm, cao đóng
bắp 70-75 cm, bắp dài 17 - 18 cm, có 12 - 14 hàng hạt; Hạt màu vàng cam,
dạng răng ngựa; Khối lượng 1000 hạt 360-370 gram. Bộ lá xanh bền, khả
năng chịu hạn tốt, chống đổ khá và ít nhiễm sâu bệnh; Tỷ lệ cây 2 bắp cao.
Tiềm năng năng suất từ 70-90 tạ/ha.
LVN 9 có thể trồng vào các vụ ngiô chính ở nước ta. Đặc biệt
có ưu thế trong vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở miền Bắc, vụ 2 ở miền Nam và
Tây Bắc, vụ xuân trên đất bỏ hoá ở miền núi phía Bắc, có thể trồng với mô
hình mật độ cao để tăng hiệu quả sản xuất.
3. Quy trình kỹ thuật thâm canh
Thời vụ: trồng được nhiều vụ trong năm, vụ đông ở miền Bắc
có thể làm bầu đến 5/10
Mật độ: 5,7 - 7,1 vạn cây/ha, khoảng cách hàng - hàng 70 cm,
cây - cây 20-25 cm.
Lượng phân bón cho 1 ha: phân chuồng tuỳ điều kiện + 350-
400 kg ure + 400-500 kg lân super + 120-150 kg kaly clorua
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân
+ Bón kaly kết thúc trước khi ngô được 9 lá, phân đạm không
nên bón quá muộn. Có thể trồng xen với đậu, lạc sẽ cho hiệu quả cao vì tỷ lệ
cây 2 bắp khá cao, nên trồng thành 2 hàng cạnh nhau nhằm tránh tình trạng
bắp kết hạt kém.