Giống ngô lai LVN 99
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giống ngô lai LVN 99 Giống ngô lai LVN 99 1. Nguồn gốc: Giống ngô lai LVN99 là giống lai đơn do Viện Nghiên cứu ngô lai tạo năm 1995 theo phương pháp lai đỉnh và luân giao. Giống bắt đầu được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2000 và đưa vào sản xuất thử năm 2002. Giống được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chính thức năm 2004 cho vụ xuân, thu và đông ở đồng bằng Bắc bộ; vụ hè - thu, thu - đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống Là giống thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, ở miền Bắc giống có TGST từ 115 - 120 ngày (vụ xuân); 90-95 ngày ở vụ hè - thu, 95-105 ngày ở vụ thu-đông. Chiều cao cây 205 ± 5 cm, cao đóng bắp 110 ± 5 cm, bắp dài 18-20 cm, có 14-16 hàng hạt, hạt màu vàng cam, dạng bán đá; Khối lượng 1.000 hạt từ 350-370 gram; Tiềm năng năng suất từ 90 - 120 tạ/ha. 3. Quy trình kỹ thuật thâm canh * Thời vụ: Gieo theo thời vụ của các địa phương để cho năng suất cao: Vụ xuân 20/1-15/2; vụ đông gieo trước 30/9; vụ thu 15/7-20/8; * Mật độ gieo trồng + Mật độ 4,7 - 5,3 vạn cây/ha. + Khoảng cách 70 x 28-30 cm (1 cây/hốc, gieo thẳng nên gieo xen kẽ hốc 1 hạt và 2 hạt/hốc, sau đó tỉa cây trồng dặm chỉ để lại 1 cây/hốc) + Lượng giống 16-18 kg/ha. * Phân bón và cách bón: - Lượng phân bón cho 1 ha: 10-12 tấn phân chuồng + 300-350 kg ure + 400-500 kg lân supe + 120-160 kg kaly clorua. - Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân. + Bón thúc lần 1 khi ngô 3-5 lá, xới phá váng, bón 1/3 lượng ure + 1/2 kaly và vun lấp kín phân sau khi bón. + Thúc lần 2 khi ngô 8-10 lá, xới cỏ trong hàng, bón 1/3 ure + 1/2 kaly, vun cao lấp phân. + Thúc lần 3 trước khi ngô trỗ 5-7 ngày, bón hết số đạm còn lại, vun lấp phân. * Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Tập trung chăm sóc tốt vào giai đoạn cây con. Tỉa định cây, đảm bảo mật độ (có thể đánh dặm khi ngô còn non nếu thấy cần thiết). Tưới nước khi cần (sau bón phân), đặc biệt từ trước trỗ 10 ngày đến khi chín sữa. Phòng trừ sâu đục thân bằng Vibasu rắc 5-7 hạt vào nõn. Phun Padan 95SP khi có rệp cờ * Thu hoạch Nên thu hoạch khi thấy lá bi khô, chân hạt có điểm đen. Ngô thu về không để đắp đống, cần tiến hành phơi, tẽ hạt ngay, sau đó quạt sạch, bảo quản trong dụng cụ kín và để nơi khô ráo để tránh mọt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giống ngô trồng ngô tài liệu về ngô kỹ thuật trồng ngô nông nghiệp trồng bắpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 trang 666 17 0 -
Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo bưởi hồng na
80 trang 511 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 trang 438 8 0 -
9 trang 301 0 0
-
36 trang 292 0 0
-
48 trang 290 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê vối (Robusta) bền vững tại Việt Nam (dành cho người sản xuất)
80 trang 288 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2
45 trang 254 0 0 -
Giáo trình Trồng mận - MĐ05: Trồng đào, lê, mận
105 trang 250 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0
Tài liệu mới:
-
133 trang 0 0 0
-
4 trang 1 0 0
-
Trả lời câu hỏi cuộc thi viết Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam -
24 trang 0 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
20 trang 0 0 0 -
106 trang 0 0 0
-
Đề cương ôn tập môn gia đình - dòng họ - làng xã Việt Nam
11 trang 1 0 0 -
4 trang 1 0 0
-
87 trang 0 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh X quang và cắt lớp vi tính cột sống trong chấn thương cột sống cổ
8 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch để chẩn đoán bệnh lý nghi ngờ u lymphô ác tính
6 trang 0 0 0