Danh mục

Các kỹ thuật trồng cây gừng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.26 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ phận chính thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm ở dưới đất, muốn củ gừng phát triển tốt, đất cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, vì vậy đất để trồng gừng thường là đất vườn, đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt. Gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới. Để có được củ nhiều, củ to, gừng cần được trồng ở chỗ có lớp đất mặt dày. Do đó, trong nhiều trường hợp trồng gừng là phải lên luống cao 20 - 25 cm, rộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các kỹ thuật trồng cây gừngKỹ thuật trồng cây gừngTên khoa học: Zingiber officinale Rose.Họ: Gừng (Zingiberaceae)Bộ phận chính thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm ở dướiđất, muốn củ gừng phát triển tốt, đất cần tơi xốp, nhiều mùn,thoát nước tốt, vì vậy đất để trồng gừng thường là đất vườn,đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càngtốt. Gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới.Để có được củ nhiều, củ to, gừng cần được trồng ở chỗ cólớp đất mặt dày. Do đó, trong nhiều trường hợp trồng gừng làphải lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,2 - 1,5 m.Bón phânThường để đất xốp, đủ ẩm, người ta bón 20 - 30 tấn phânchuồng, 300 -500 kg super lân hay phân lân nung chảy, 500 -1000 kg tro bếp, trộn đều rồi lên luống. Để tiết kiệm phân,thường lên luống rồi rạch hàng, bón phân, trộn đều, lấp 1 lớpđất mặt sau đó trồng gừng lên rãnh đã bón phân.Trồng gừngGừng được trồng bằng củ, ta chọn các củ gừng có nhiềumầm, bẻ từng nhánh gừng riêng, mỗi nhánh có chứa 3 - 5mắt gừng. Chấm phần bẻ hoặc cắt vào tro bếp, đem gừngtrồng vào rãnh đã bón đủ phân, lấp kín đất lại, dùng tay nénlớp đất bột trên mặt, chú ý không lấp đất sâu, chỉ cần phủ kíncủ gừng là được. Sau đó dùng rơm rạ phủ lên luống, có thểtrấu, lá khô ... rồi tưới nước cho đủ ẩm. Nếu nhiệt độ ấm thìsau 5 - 7 ngày gừng đã đâm chồi, ngoi lên mặt đất. Nếu phầnrơm rạ phủ quá dày, ta nên dẹp bớt để cây gừng mọc cho dễ.Sau khoảng 1 tháng, lớp rơm rạ phủ sẽ mục dần tạo thành1tầng xốp cho đất, giữ ẩm cho gừng. Khoảng 1 tháng sautrồng, ta bón thúc thêm tro bếp hoặc kali, một ít phân đạm(nhìn cây mà bón) rồi vun gốc, tưới đủ ẩm. Gừng ít bị sâu hạinhưng có lúc bị bệnh cháy lá thối củ. Tốt nhất là theo dõithường xuyên để ngắt lá, nhổ bỏ cây bị bệnh, tránh phunthuốc nhiều. Gừng trồng khoảng cách 40 x 30 cm, chăm sóctốt có thể cho thu hoạch khá: 8 - 10 tấn/ha.Thu hoạch, bảo quảnGừng trồng được 3 - 4 tháng có thể tỉa lá ăn hoặc làm thuốc.Sau trồng 5 - 6 tháng, hoặc 7 - 8 tháng nếu khí hậu mát, cóthể thu hoạch củ để bán.Nhìn cây gừng, nếu toàn ruộng có lá vàng, lá già bị khô mépđến chót lá, ta đào thử thấy củ gừng phát triển nhô lên gầnđất, màu củ xám, da củ dày là thu hoạch được. Nếu diện tíchít, đất nhẹ có thể dùng cuốc, xẻng bới lên, rũ lấy củ. Nếu diệntích nhiều có thể dùng bò cày dọc theo hàng gừng, rồi rũ lấycủ gừng. Cắt thân bỏ đi để làm phân, còn phần củ mang về đểnhẹ nhàng và rải đều nơi mát. Nếu để giống, cần chọn các củtrung bình, bóng láng, không bị xây xát, đem để lên lớp cátkhô trong mát hay để lên sàng, nia đặt nơi thông gió để trồngcho vụ sau.Hình thái:Gừng là cây thường niên, thân thảo. Thông thường, cây cao0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xungquanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đấtmặt (sâu 0 -15 cm).Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ màkhông có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ chephủ của tán lá thấp.Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánhhoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn đểnhân giống chủ yếu hiện nay.Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới (nhiệt độtrung bình 21 -27 oC, lượng mưa 1.500 -2.500 mm, độ caođến 1.500 m), có mùa khô ngắn.Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầudinh dưỡng tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali vàlân), có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bịngập úng và tơi xốp, nhiều mùn (dùng dao nhọn đâm xuốngđất, nếu đâm sâu dễ dàng qua lớp đất mặt là đất tơi xốp; sauđó rút lên, nếu thấy đất có màu sẫm hoặc xám đen bám vàomá dao là đất giàu hạt sét, giàu mùn và đủ ẩm).Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thườngđược bố trí trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thìcây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trêncùng 1 loại đất).KỸ THUẬT CANH TÁC:Quy trình này được xây dựng phù hợp cho phương pháptrồng chuyên trên ruộng/rẫy có nắng trảng.2.1.Thời vụ:Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa(tháng 4 -5 hàng năm); trong khi, ở miền Bắc là vào mùaXuân (có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao).2.2.Chuẩn bị giống:Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừngTrâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (TiềnGiang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi(trồng nhiều ở Long An) được đánh giá là có triển vọng(giống đã được Trung tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồngkhảo nghiệm tại xã Hội An -huyện Chợ Mới năm 2005; năngsuất cao gấp đôi giống gừng Lai ở thời điểm sau 4 thángtrồng, ít nhiễm bệnh thối củ và cháy lá).Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thuhoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn,với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng.Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân c ...

Tài liệu được xem nhiều: