Danh mục

Các lĩnh vực tri thức cần xác định trong nội dung đào tạo giáo viên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.33 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu và Chuẩn đầu ra thể hiện mô hình nghề nghiệp của giáo viên (GV) cho thấy năng lực nghề nghiệp của GV được cấu thành bởi giá trị nghề nghiệp, năng lực chuyên ngành, năng lực sư phạm. Để có được năng lực đó, cần đào tạo cho sinh viên các lĩnh vực tri thức nền tảng nghề nghiệp. Đó là tri thức đại cương, tri thức chuyên môn, tri thức nghiệp vụ sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các lĩnh vực tri thức cần xác định trong nội dung đào tạo giáo viênJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0024Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 10-16This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC LĨNH VỰC TRI THỨC CẦN XÁC ĐỊNH TRONG NỘI DUNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mục tiêu và Chuẩn đầu ra thể hiện mô hình nghề nghiệp của giáo viên (GV) cho thấy năng lực nghề nghiệp của GV được cấu thành bởi giá trị nghề nghiệp, năng lực chuyên ngành, năng lực sư phạm. Để có được năng lực đó, cần đào tạo cho sinh viên các lĩnh vực tri thức nền tảng nghề nghiệp. Đó là tri thức đại cương, tri thức chuyên môn, tri thức nghiệp vụ sư phạm. Tri thức nghiệp vụ sư phạm bao gồm: tri thức về người học, tri thức về bối cảnh giáo dục, dạy học, tri thức về tổ chức quá trình dạy học, tri thức về đánh giá kết quả giáo dục, dạy học, tri thức về tư vấn, tham vấn học đường. Xác định được tường minh các lĩnh vực tri thức trong nội dung đào tạo GV sẽ góp phần vào giải pháp đổi mới chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2015. Từ khóa: Tri thức, nghiệp vụ sư phạm, nội dung đào tạo, dạy học, giáo dục.1. Mở đầu Trong chương trình đào tạo GV, để hoạt động đào tạo đạt hiệu quả cao, bên cạnh các yếu tốnhư phương thức đào tạo, xác định mô hình đào tạo, tổ chức liên kết trách nhiệm giữa cơ sở đàotạo GV và trường phổ thông, tổ chức thực hành nghiệp vụ sư phạm,. . . thì yếu tố đầu tiên và quyếtđịnh là nội dung đào tạo. Việc xác định các lĩnh vực tri thức cần đào tạo đã làm sáng tỏ khung nănglực chuẩn của người GV trong nhà trường phổ thông. Đó là người GV có nền tri thức rộng, có tínhđại cương về xã hội, nhân văn, về con người, môi trường tự nhiên; là nhà giáo giỏi về chuyên mônchuyên ngành; là nhà giáo nắm vững tri thức nghiệp vụ sư phạm – đó là tri thức nền tảng cho nănglực hoạt động dạy học và giáo dục của GV. Vì vậy, vịệc nghiên cứu xác định các lĩnh vực tri thứctrong nội dung đào tạo GV là rất cần thiết. Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên Trung học (Ban hànhkèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009) [2] đã quy định rõ các phẩm chất,năng lực cần có của người GV Trung học. Đây chính là căn cứ để xác định các mảng tri thức trongnội dung đào tạo GV. Hội thảo – tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phát triển chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông, tháng 9/2013 [3] cũng trao đổi về vấn đề này.Tuy nhiên, Hội thảo mới chỉ khái quát được khung chương trình đào tạo nói chung, chưa đi sâuvào việc xác định các nội dung đào tạo cụ thể trong khung chương trình ấy. Đinh Quang Báo [1],Nguyễn Thị Kim Dung [4], nhóm tác giả Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Phan Hữu Châu [5] trong cáccông trình của mình cũng đã đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề cập tới mộtphương diện riêng của chương trình đào tạo GV. Bài viết này đi sâu nghiên cứu, xác định các lĩnhvực tri thức cần thiết trong nội dung đào tạo GV.Ngày nhận bài: 10/12/2014. Ngày nhận đăng: 17/3/2015.Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com.10 Các lĩnh vực tri thức cần xác định trong nội dung đào tạo giáo viên2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguyên tắc xác định các lĩnh vực tri thức Các lĩnh vực tri thức được xác định theo các nguyên tắc chính sau: * Nguyên tắc tích hợp + Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các kiến thức, kĩnăng có liên quan từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ trong nhận thức và đờisống [7]. Như vậy, tích hợp chính là năng lực của con người và đương nhiên chương trình giáo dụcPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) thì tích hợp phải là một nguyên tắc xuyênsuốt. Đối với HS, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải huy động, liên hệ, kết hợp nội dungkiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong học tập và trong đời sống,qua đó hình thành những năng lực cần thiết, những kiến thức, kĩ năng mới. Trong dạy học, tích hợp là quá trình GV tổ chức HS thực hiện hoạt động tích hợp đó; trongchương trình là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày nội dung các môn học, thuận lợi cho việc hìnhthành hệ thống các khái niệm, các nguyên lí khoa học, các chủ đề cốt lõi cho tất cả hoặc một nhómlĩnh vực khoa học, môn học; cho việc phát triển các năng lực chung. Với đặc điểm đó, tích hợp là phương thức phát triển năng lực người học; là cách để nhậpcác kiến thức liên quan với nhau vào một môn học rộng, vừa giảm bớt số môn học, vừa tăng khảnăng lựa chọn các mạch logic tích hợp các kiến thức khoa học khác nhau để phát triển ở HS cáckiến thức, các năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: