Danh mục

CÁC LOẠI TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIM MẠCH

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.07 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khó thở là là một trạng thái được bệnh nhân mô tả như “cảm giác hụt hơi”, “hơi thở ngắn”, “thở nhanh”, “không hít sâu được”, “nặng ngực”, nhìn chung, khi bệnh nhân phải chú ý đến hơi thở của mình, cố gắng điều chỉnh hơi thở của mình thì đã có khó thở. Ngoài ra, người thầy thuốc có thể xác định thêm bằng cách nhìn xem bệnh nhân có cố gắng để thực hiện động tác thở hay không. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC LOẠI TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIM MẠCH CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIM MẠCH1. KHÓ THỞ: 1.1. Định nghĩa: Khó thở là là một trạng thái được bệnh nhân mô tả như “cảm giác hụt hơi”, “hơi thở ngắn”, “thở nhanh”, “không hít sâu được”, “nặng ngực”, nhìn chung, khi bệnh nhân phải chú ý đến hơi thở của mình, cố gắng điều chỉnh hơi thở của mình thì đã có khó thở. Ngoài ra, người thầy thuốc có thể xác định thêm bằng cách nhìn xem bệnh nhân có cố gắng để thực hiện động tác thở hay không. 1.2. Cơ chế khó thở trong bệnh lý tim: Suy tim  áp lực mao mạch phổi tăng, dịch thoát ra mô kẽ, đôi khi gây phù phế nang, hạn chế thông khí phổi, chèn ép phế nang, gây co thắt các đường thông khí, kích thích các đầu tận cùng TK gây cảm giác khó thở. 1.3. Các hình thức khó thở trong suy tim trái:1.3.1. Khó thở khi gắng sức (Dyspnea on exertion): chỉ xuất hiện khi BN làm việc nặng.1.3.2. Khó thở khi nằm đầu thấp (Orthopnea): đêm ngủ phải kê gối cao, nếu tuột đầu khỏi gối BN giật m ình tỉnh dậy và phải ngồi nghỉ 1 lát mới tiếp tục ngủ được.1.3.3. Khó thở kịch phát về đêm (Paroxysmal nocturnal dyspnea): nặng hơn, kéo dài hơn khó thở khi nằm đầu thấp, đôi khi BN phải ngủ ngồi suốt đêm. Đêm khó thở kịch phát vì: Máu về tim nhiều, tăng gánh cho tim. 1.3.3.1. Trung khu hô hấp bị ức chế. 1.3.3.2. Hệ giao cảm giảm hoạt động. 1.3.3.3.1.3.4. Cơn hen tim (Cardiac asthma): bệnh nhân đang ngủ thì khó thở ập đến, phải ngồi dậy để thở, vã mồ hôi, hốt hoảng thở khò khè, nghe phổi có nhiều râle rít ngáy ở phổi. Nếu không điều trị kịp thời t ình trạng này sẽ chuyển sang phù phổi cấp.1.3.5. Phù phổi cấp (Acute pulmonary edema): là dạng khó thở nặng nhất trong suy tim trái, có phù phế nang. BN khó thở dữ dội, ho ra đ àm bot hồng, nghe phổi râle ẩm dâng lên nhanh 2 bên phổi như nước thuỷ triều lên, tử vong nhanh nếu không xử lý kịp.1.4. Phân độ suy tim dựa vào khó thở (khi gắng sức) theo NYHA (New York Heart association classifica tion): 1.4.1. Độ I: khó thở khi gắng sức rất nhiều 1.4.2. Độ II: khó thở khi gắng sức ở mức độ trung bình, nhưng không hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: khó thở khi leo cầu thang. 1.4.3. Độ III: Khó thở khi gắng sức nhẹ, khi làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa... 1.4.4. Độ IV: khó thở ngay cả khi nghỉ.1.5. Nguồn gốc khó thở: có thể xuất phát từ bệnh lý của nhiều cơ quan: tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ hay có thể do tâm lý (khó thở cơ năng) 1.5.1. Trong thực tế, khó thở thường có nguồn gốc từ tim hay phổi và sự phân biệt này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu tiền sử có ho khạc đàm kéo dài, và khó thở thường giảm sau khi hít thuốc d ãn phế quản và corticoid thì gợi ý do phổi, ngược lại, nếu khó thở giảm khi dùng lợi tiếu thi gợi ý do tim. Khó thở kịch phát về đ êm do tim thường có khó thở xảy ra trước rồi mới xuất hiện ho và giảm khi ngồi. Con khó thở về đêm trong bệnh phổi mãn thường xuất hiện ho và khạc đàm trước khó thở và khó thở thường giảm khi bệnh nhân cúi người ra trước khạc được đàm ra hơn là do tư thế ngồi. 1.5.2. Khó thở trong bệnh lý tim mạch thường do suy tim trái và hẹp van hai lá.1.6. Để phân biệt khó thở do suy tim với khó thở do các cơ quan khác, cần khai thác các tính chất: 1.6.1. Thời gian xuất hiện. 1.6.2. Hoàn cảnh khởi phát. 1.6.3. Khó thở khi hít vào hay thở ra. 1.6.4. Mức độ khó thở (4 mức độ). 1.6.5. Triệu chứng đi kèm (ho, đau ngực, sốt, ho ra máu). 1.6.6. Các yếu tố làm tăng khó thở. 1.6.7. Các yếu tố làm giảm khó thở.1.7. Một số thuộc tính của khó thở 1.7.1. Khó thở khởi phát đột ngột thường gặp trong thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi, phù phổi cấp, viêm phổi hay tắc nghẽn khí đạo. Khó thở khởi phát từ từ trong vài tuần đến vài tháng có thể gặp trong suy tim mãn, béo phì, có thai, tràn dịch màng phổi hai bên. 1.7.2. Khó thở thì hít vào gợi ý có tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi khó thở thì thở ra gợi ý tắc nghẽn đường hô hấp dưới. 1.7.3. Khó thở khi gắng sức gợi ý có bệnh thực thể như suy tim trái hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn. Khó thở khi nghỉ có thể gặp trong tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, phù phổi cấp hay do khó thở cơ năng. Khó thở khi nghỉ ngơi nhưng cải thiện khi gắng sức thì hầu hết là khó thở cơ năng. Khó thở cơ năng thường đi kèm với cảm giác sợ bi giam dữ, thở dài, và giảm khi người bệnh gắng sức hay hít sâu vài hơi thở hay được trấn an hoặc dùng an thần. 1.7.4. Khó thở kèm khò khè có thể do suy tim trái (hen tim) hay do co thắt phế quản tiên phát (hen phế quản).2. ĐAU NGỰC: 2.1. Khai thác ...

Tài liệu được xem nhiều: