Các món ăn đặc trưng miền Trung - CAO LẦU
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 164.27 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cao lầu Hội An là món ăn rất nổi tiếng ở Hội An. Việt Nam có rất nhiều món ăn đặc sản mà tên luôn gắn liền với một địa danh nào đó như hủ tiếu Mỹ Tho; phở Hà Nội, bánh phồng Phú Tân. Cao lầu chỉ có ở Hội An. Nguyên nhân cho nét đặc biệt này bắt nguồn từ phương pháp chế biến và thành phần nguyên liệu làm nên sợi mì cao lầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các món ăn đặc trưng miền Trung - CAO LẦU Các món ăn đặc trưng miền Trung - CAO LẦU (Noodle Cao Lau) 1. Giới thiệu Cao lầu Hội An là món ăn rất nổi tiếng ở Hội An. Việt Nam có rất nhiều món ăn đặc sản mà tên luôn gắn liền với một địa danh nào đó như hủ tiếu Mỹ Tho; phở Hà Nội, bánh phồng Phú Tân. Cao lầu chỉ có ở Hội An. Nguyên nhân cho nét đặc biệt này bắt nguồn từ phương pháp chế biến và thành phần nguyên liệu làm nên sợi mì cao lầu. Nét độc đáo của cao lầu không chỉ là vì gắn liền với một địa danh duy nhất mà còn ở cái tên cao lầu khá lạ. Nếu xét về cái tên có thể cho rằng món cao lầu có liên quan đến người Hoa, cao lầu là từ đọc trại của từ “cao lâu” . Tuy nhiên Hoa kiều tại Hội An không công nhận đó là món của người hoa, có chăng chỉ cái tên và thành phần thịt xá xíu là giống món Hoa. Nếu xét về sợi mì và cách ăn khô, không có nước lèo thì cao lầu lại giống với món mì lạnh ở vùng Ice Udon Nhật Bản, tuy nhiên hương vị của hai món mì này lại khác nhau rất nhiều. Theo bài “Tìm hiểu Cao lầu Hội An” (http://xuquang.com/ ) thì cao lầu có tên gọi cũ là “ mì gỗ” một món ăn bình dân của người Hội An. Do đó khó có thể khẳng định cao lầu có nguồn gốc chính từ đâu. Thời điểm xuất hiện món cao lầu thì: “ Theo ông Lương Ngọc Sơn, một người Hoa sống rất lâu năm ở Hội An, cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây buôn bán, trao đổi hàng hoá”. Cao lầu Hội An đúng điệu bao gồm các thành phần như sau: Sợi cao lầu tươi, vuông to, đục và có màu trắng ngà được trụng sơ để ráo. Thịt heo xá xíu được cắt to bảng trải lên trên. Rắc thêm tóp mỡ hoặc sợi cao lầu rang vàng lên phía trên. Nước chan là nước thịt xá xíu và chỉ được chan vừa ướt mì. Rau ăn kèm với cao lầu là rau tần ô, cải non và rau đắng của vùng Trà Quế. Cao lầu là món ăn nguội (lạnh) chứ không ăn nóng. Hầu hết các thành phần của cao lầu đều khá thông thường, cách chế biến thịt xíu hay tóp mỡ cũng đơn giản. Tuy nhiên cái làm nên nét độc đáo của cao lầu là sợi cao lầu. Một dạng sợi mì khá độc đáo. Do có hình dáng dạng sợi nên sợi cao lầu thường bị tưởng lầm là mì. Thật ra sợi cao lầu rất khác sợi mì. Các loại mì thông thường được làm bằng bột mì, trong khi đó sợi cao lầu được làm bằng bột gạo. Bột gạo phải được ngâm qua nước tro và qua các bước hấp phơi nhiều lần mới có thể tạo ra sợi cao lầu chất lượng. Sợi cao lầu chỉ có dùng tươi mới ngon, khi ăn sợi cao lầu không dai như sợi mì mà giòn rất đặc trưng. Hiện nay tại Hội An có khá nhiều tiệm bán cao lầu nổi tiếng. Ngày nay ngoài kiểu cao lầu truyền thống, một số quán còn cải tiến thêm cho món cao lầu như sử dụng thêm nước dùng gà (tăng độ ngọt của nước lèo), ngoài thịt xá xíu, tô cao lầu cải tiến còn có thêm thịt gà, tôm, đậu phộng rang, bánh đa nướng. Rau có thể bổ sung thêm giá trụng hay húng lũi những cải tiến này góp phần đa dạng hoá thêm món cao lầu truyền thống. 2. Qui trình sản xuất sợi cao lầu. 3. Giải thích qui trình Gạo: Gạo làm sợi cao lầu có thể dùng giống gạo địa phương. Gạo tốt nhất là không quá mới vì sẽ làm giảm độ dòn của sợi cao lầu do lượng amylopectin còn khá cao, cũng không được quá cũ sẽ khó kết dính và định hình. Ngâm nước tro: Nước tro để ngâm bánh cho bánh có chất lượng tốt nhất thì theo truyền thống phải là tro đốt từ các loại cây mọc ở cù lao Chàm gần bờ biển Hội An và nước dùng để pha tro phải là nước giếng Bá Lễ. Tro sẽ được hòa với nước giếng Bá Lễ sau đó lắng gạn lấy phần nước trong cho gạo vào ngâm. Nước tro có tính kềm nhẹ, tính kiềm của tro sẽ làm biến tính các hạt tinh bột. Tinh bột khi ngâm với trong nước này sẽ bị ion hóa khiến tinh bột dễ tan, tăng khả năng hydrat hóa, giúp các sợi tinh bột liên kết với nước và với nhau chặt chẽ hơn trong quá trình nhào. Khi có mặt của oxy, kiềm có thể phá hủy các nhóm khử trong mạch tinh bột hình thành các hợp chất có màu kiểu humic ( Hóa học thực phẩm, Lê Ngọc Tú chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002). Dạng hợp chất này sẽ giúp cấu trúc sợi cao lầu có tính dòn đặc trưng. Ngoài ra trong tro và nước giếng Bá Lễ còn có chứa các ion kim loại ở dạng oxyt như K2O, Na2O, MgO, CaO, Fe2O3, P2O5…. Chính những oxyt và Ion kim loại này góp phần hình thành nên vị và cấu trúc đặc trưng cho sợi cao lầu. Sau khi ngâm gạo sẽ được rửa qua nước cho giảm mùi hăng của tro. Xay: Quá trình xay sẽ làm mịn gạo, tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhồi và cán gạo sau này. Gạo xay càng mịn sẽ giúp bề mặt sợi cao lầu càng mịn, cấu trúc sẽ càng đồng nhất làm tăng giá trị cảm quan. Muốn quá trình xay được dễ dàng cần bổ sung thêm nước với tỉ lệ gạo/nước bổ sung thông thường là 1/2. Lọc: Gạo sau khi xay sẽ được cho vào túi vải lọc (bồng) cho bớt nước. Trong quá trình bồng nước sẽ được loại dần ra khỏi bột gạo. Đồng thời các hạt tinh bột sẽ bắt đầu liên kết với nhau bằng liên kết hydrat. Quá trình liên kết này sẽ giúp khối tinh bột hình thành nên cấu trúc dẻo quánh. Thích hợp cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các món ăn đặc trưng miền Trung - CAO LẦU Các món ăn đặc trưng miền Trung - CAO LẦU (Noodle Cao Lau) 1. Giới thiệu Cao lầu Hội An là món ăn rất nổi tiếng ở Hội An. Việt Nam có rất nhiều món ăn đặc sản mà tên luôn gắn liền với một địa danh nào đó như hủ tiếu Mỹ Tho; phở Hà Nội, bánh phồng Phú Tân. Cao lầu chỉ có ở Hội An. Nguyên nhân cho nét đặc biệt này bắt nguồn từ phương pháp chế biến và thành phần nguyên liệu làm nên sợi mì cao lầu. Nét độc đáo của cao lầu không chỉ là vì gắn liền với một địa danh duy nhất mà còn ở cái tên cao lầu khá lạ. Nếu xét về cái tên có thể cho rằng món cao lầu có liên quan đến người Hoa, cao lầu là từ đọc trại của từ “cao lâu” . Tuy nhiên Hoa kiều tại Hội An không công nhận đó là món của người hoa, có chăng chỉ cái tên và thành phần thịt xá xíu là giống món Hoa. Nếu xét về sợi mì và cách ăn khô, không có nước lèo thì cao lầu lại giống với món mì lạnh ở vùng Ice Udon Nhật Bản, tuy nhiên hương vị của hai món mì này lại khác nhau rất nhiều. Theo bài “Tìm hiểu Cao lầu Hội An” (http://xuquang.com/ ) thì cao lầu có tên gọi cũ là “ mì gỗ” một món ăn bình dân của người Hội An. Do đó khó có thể khẳng định cao lầu có nguồn gốc chính từ đâu. Thời điểm xuất hiện món cao lầu thì: “ Theo ông Lương Ngọc Sơn, một người Hoa sống rất lâu năm ở Hội An, cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây buôn bán, trao đổi hàng hoá”. Cao lầu Hội An đúng điệu bao gồm các thành phần như sau: Sợi cao lầu tươi, vuông to, đục và có màu trắng ngà được trụng sơ để ráo. Thịt heo xá xíu được cắt to bảng trải lên trên. Rắc thêm tóp mỡ hoặc sợi cao lầu rang vàng lên phía trên. Nước chan là nước thịt xá xíu và chỉ được chan vừa ướt mì. Rau ăn kèm với cao lầu là rau tần ô, cải non và rau đắng của vùng Trà Quế. Cao lầu là món ăn nguội (lạnh) chứ không ăn nóng. Hầu hết các thành phần của cao lầu đều khá thông thường, cách chế biến thịt xíu hay tóp mỡ cũng đơn giản. Tuy nhiên cái làm nên nét độc đáo của cao lầu là sợi cao lầu. Một dạng sợi mì khá độc đáo. Do có hình dáng dạng sợi nên sợi cao lầu thường bị tưởng lầm là mì. Thật ra sợi cao lầu rất khác sợi mì. Các loại mì thông thường được làm bằng bột mì, trong khi đó sợi cao lầu được làm bằng bột gạo. Bột gạo phải được ngâm qua nước tro và qua các bước hấp phơi nhiều lần mới có thể tạo ra sợi cao lầu chất lượng. Sợi cao lầu chỉ có dùng tươi mới ngon, khi ăn sợi cao lầu không dai như sợi mì mà giòn rất đặc trưng. Hiện nay tại Hội An có khá nhiều tiệm bán cao lầu nổi tiếng. Ngày nay ngoài kiểu cao lầu truyền thống, một số quán còn cải tiến thêm cho món cao lầu như sử dụng thêm nước dùng gà (tăng độ ngọt của nước lèo), ngoài thịt xá xíu, tô cao lầu cải tiến còn có thêm thịt gà, tôm, đậu phộng rang, bánh đa nướng. Rau có thể bổ sung thêm giá trụng hay húng lũi những cải tiến này góp phần đa dạng hoá thêm món cao lầu truyền thống. 2. Qui trình sản xuất sợi cao lầu. 3. Giải thích qui trình Gạo: Gạo làm sợi cao lầu có thể dùng giống gạo địa phương. Gạo tốt nhất là không quá mới vì sẽ làm giảm độ dòn của sợi cao lầu do lượng amylopectin còn khá cao, cũng không được quá cũ sẽ khó kết dính và định hình. Ngâm nước tro: Nước tro để ngâm bánh cho bánh có chất lượng tốt nhất thì theo truyền thống phải là tro đốt từ các loại cây mọc ở cù lao Chàm gần bờ biển Hội An và nước dùng để pha tro phải là nước giếng Bá Lễ. Tro sẽ được hòa với nước giếng Bá Lễ sau đó lắng gạn lấy phần nước trong cho gạo vào ngâm. Nước tro có tính kềm nhẹ, tính kiềm của tro sẽ làm biến tính các hạt tinh bột. Tinh bột khi ngâm với trong nước này sẽ bị ion hóa khiến tinh bột dễ tan, tăng khả năng hydrat hóa, giúp các sợi tinh bột liên kết với nước và với nhau chặt chẽ hơn trong quá trình nhào. Khi có mặt của oxy, kiềm có thể phá hủy các nhóm khử trong mạch tinh bột hình thành các hợp chất có màu kiểu humic ( Hóa học thực phẩm, Lê Ngọc Tú chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002). Dạng hợp chất này sẽ giúp cấu trúc sợi cao lầu có tính dòn đặc trưng. Ngoài ra trong tro và nước giếng Bá Lễ còn có chứa các ion kim loại ở dạng oxyt như K2O, Na2O, MgO, CaO, Fe2O3, P2O5…. Chính những oxyt và Ion kim loại này góp phần hình thành nên vị và cấu trúc đặc trưng cho sợi cao lầu. Sau khi ngâm gạo sẽ được rửa qua nước cho giảm mùi hăng của tro. Xay: Quá trình xay sẽ làm mịn gạo, tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhồi và cán gạo sau này. Gạo xay càng mịn sẽ giúp bề mặt sợi cao lầu càng mịn, cấu trúc sẽ càng đồng nhất làm tăng giá trị cảm quan. Muốn quá trình xay được dễ dàng cần bổ sung thêm nước với tỉ lệ gạo/nước bổ sung thông thường là 1/2. Lọc: Gạo sau khi xay sẽ được cho vào túi vải lọc (bồng) cho bớt nước. Trong quá trình bồng nước sẽ được loại dần ra khỏi bột gạo. Đồng thời các hạt tinh bột sẽ bắt đầu liên kết với nhau bằng liên kết hydrat. Quá trình liên kết này sẽ giúp khối tinh bột hình thành nên cấu trúc dẻo quánh. Thích hợp cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cách làm các loại bánh cách nấu xôi kinh nghiệm nấu ăn chế biến thực phẩm quy trình làm bánhTài liệu cùng danh mục:
-
76 trang 549 8 0
-
46 trang 414 16 0
-
104 trang 395 7 0
-
43 trang 316 9 0
-
Giáo trình Sinh lý dinh dưỡng (Nghề: Chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
81 trang 315 8 0 -
73 trang 308 6 0
-
59 trang 301 8 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Giáo trình Nghiệp vụ chế biến bánh Âu: Phần 1 - Nguyễn Hữu Hoàng
132 trang 275 2 0 -
111 trang 259 7 0
Tài liệu mới:
-
6 trang 0 0 0
-
124 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trống tầng trệt trong khu đô thị mới
154 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0