Danh mục

CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.11 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài trợ thương mại đề cập đến nguồn tài trợ xuất nhập khẩu dựa trên hợp đồng giữa người mua và người bán. Khác với các đơn hàng nội địa có thể thoả thuận dưới hình thức hợp đồng miệng, hợp đồng với những người mua hay người bán nước ngoài phải được làm bằng văn bản. Thậm chí cả những đơn đặt hàng gấp bằng điện thoại cũng nên chuyển thành các đơn đặt hàng viết càng sớm càng tốt để tránh sự hiểu lầm và khả năng gian lận thương mại....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG 1. Tài trợ xuất khẩu Tài trợ trước khi giao hàng: o Tài trợ sau khi giao hàng o 2. Nhờ thu chứng từ 3. Định nghĩa các thuật ngữ trong nhờ thu chứng từ: 4. Thư tín dụng chứng từ (L/C's) 1. Tài trợ xuất khẩu Tài trợ thương mại đề cập đến nguồn tài trợ xuất nhập khẩu dựa trên hợp đồng giữa người mua và người bán. Khác với các đơn hàng nội địa có thể thoả thuận dưới hình thức hợp đồng miệng, hợp đồng với những người mua hay người bán nước ngoài phải được làm bằng văn bản. Thậm chí cả những đơn đặt hàng gấp bằng điện thoại cũng nên chuyển thành các đơn đặt hàng viết càng sớm càng tốt để tránh sự hiểu lầm và khả năng gian lận thương mại. Để giảm nguy cơ hiểu lầm, các phương pháp kiểm tra và bảo vệ được quốc tế chấp nhận đã được phát triển để bảo vệ lợi ích của người mua và người bán. Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã biên soạn lại “INCOTERM” để cung cấp cho các thương nhân một bộ quy tắc quốc tế thống nhất cho việc giải thích các điều khoản thương mại sử dụng trong các hợp đồng ngoại thương. Các thông tin về Incoterms sẵn có trong các ngân hàng hay các tổ chức xúc tiến xuất khẩu. Tài trợ thương mại bao gồm các khoản tài trợ ngắn hạn và dài hạn thực hiện thông qua các ngân hàng. Các khoản tài trợ dài hạn áp dụng cho xuất khẩu hàng hoá dài hạn – hàng hoá có vòng đời sản phẩm dài hơn, – ví dụ: thiết bị sử dụng trong sản xuất. Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt nam– nông sản, hàng thủ công, dệt, nguyên liệu công nghiệp thô, hàng da, dầu lửa và sản phẩm dầu lửa - thường được sử dụng ngay và tài trợ là ngắn hạn, thường là ít hơn 6 tháng. Tài trợ xuất khẩu cũng được phân loại dựa vào thời điểm nó được cung cấp – tài trợ trước và sau khi giao hàng. 1.1. Tài trợ trước khi giao hàng: Mục đích của tài trợ trước khi giao hàng, thường được gọi là tín dụng trọn gói, là để hỗ trợ cho việc mua nguyên liệu và các đầu vào khác cần thiết để thực hiện đơn hàng. Khoản nợ được trả trong quá trình xử lý các hoá đơn xuất khẩu bao quát cả việc bán hàng đó. Một tín dụng trọn gói có thể dựa vào một trong những chứng từ sau: một thư tín dụng do người nhập khẩu mở cho người xuất khẩu; một đơn đặt hàng được xác nhận và không huỷ ngang cho việc xuất khẩu hàng hoá; hoặc, các chứng cứ khác của việc thiết lập một đơn đặt hàng với người xuất khẩu. Thời hạn tối đa thường là 180 ngày. Ngoại trừ trường hợp được sự cho phép đặc biệt của ngân hàng trung ương nước xuất khẩu, thời hạn này có thể được mở rộng đến mức tối đa là 360 ngày. Nếu viêc giao hàng không được thực hiện trong khoảng thời gian quy định thì sẽ phải trả lãi suất cao hơn nhiều, như một khoản tiền phạt. Các ngân hàng Việt Nam có thể sử dụng những yêu cầu thế chấp thông thường khi đánh giá một khoản tín dụng trọn gói. Ngoài ra để đáp ứng những yêu cầu này, có rất nhiều yếu tố đặc thù đối với tài trợ xuất khẩu mà ngân hàng muốn xem xét lại: - Khả năng giao hàng đúng hạn của bạn. - Quy mô khoản nợ so với doanh thu hàng năm và vốn của bạn để đảm bảo rằng đơn đặt hàng nằm trong khả năng của bạn. - Việc tổ chức để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, (mua trong nước hay nhập khẩu.) - Các điều khoản tài chính mà người mua đưa ra; nếu không phải là một thư tín dụng không huỷ ngang, ngân hàng sẽ phải kiểm tra lại hiện trạng của người mua nước ngoài. - Tư cách của ngân hàng phát hành, nơi quản lý các hợp đồng xuất khẩu bằng các thư tín dụng. - Rủi ro quốc gia: là các điều kiện kinh tế, chính trị ở nước người mua sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán đối với người xuất khẩu? - Rủi ro ngoại hối: nếu bạn nhận thanh toán bằng ngoại tệ, bạn có dự định tham gia một hợp đồng tỷ giá có kỳ hạn để cố định giá bằng tiền đồng không? Hoặc bạn đã có một mức lợi nhuận trong giá đủ lớn để tránh được các rủi ro về tỷ giá chưa? - Bạn có tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và xuất khẩu không. - Người nhập khẩu có tuân thủ các quy định quản lý ngoại hối/thương mại ở nước họ hay không. - Chỗ để xếp hàng có được đặt trước trên một tàu còn hoạt động tốt trước ngày đến hạn của thư tín dụng và ngày cuối cùng của vận đơn không. Các ngân hàng thường nhận thế chấp ngay cả đối với hàng hoá công ty bạn mua về để thực hiện đơn hàng. Bạn cũng có thể được yêu cầu cung cấp báo cáo về dự trữ và các chứng từ về bảo hiểm kho hàng. 1.2. Tài trợ sau khi giao hàng Tài trợ sau khi giao hàng đề cập đến các khoản cho vay, ứng trước hay tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người xuất khẩu từ ngày giao hàng cho đến ngày nhận được tiền do xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu các điều khoản thanh toán quy định phải hoàn thành việc thanh toán khi nhận được chứng từ giao hàng thì không cần hỗ trợ sau khi giao hàng. Thời hạn tín dụng tối đa thường không vượt quá 180 ngày, và sẽ có thể được nới rộng thêm khi có sự cho phép của các cán bộ có thẩm quyền của ngân hàng trung ương với điều kiện có bằng chứng về khó khăn trong việc thu tiền. Đối với xuất khẩu hàng hoá dài hạn, tín dụng sau khi giao hàng có thể được các ngân hàng xuất nhập khẩu ở nhiều nước kéo dài hơn nữa, 5-7 năm hay thậm chí lâu hơn. Những khoản tín dụng dài hạn như vậy thường được gọi là các tín dụng trả chậm. Tài trợ sau khi giao hàng có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: - Đàm phán về các chứng từ xuất khẩu kèm theo thư tín dụng; - Mua các hoá đơn xuất khẩu đối với các hợp đồng xuất khẩu đã được xác nhận; - Ứng trước đối với các hoá đơn xuất khẩu theo phương thức nhờ thu hoặc tài trợ các hoá đơn; - Quỹ khuyến khích xuất khẩu trả cho người xuất khẩu; - Ứng trước đối với hàng hoá xuất khẩu uỷ thác; - Ứng trước đối với các thủ tục miễn giảm thuế; Nguồn vốn lưu động quan trọng nhất đối với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: